Cưới Ma |
|
Tác giả | Chu Đức Đông |
Bộ sách | |
Thể loại | Sách Nói |
Tình trạng | Sách Nói |
Định dạng | Sách Nói |
Lượt xem | 1118 |
Từ khóa | Audiobook Sách Nói mp3 full Chu Đức Đông Vũ Liêm Kinh Dị Tiểu Thuyết Văn học phương Đông |
Nguồn | Nguyễn Kim Ngân |
_CƯỚI MA_
Tác giả: Chu Đức Đông
Thể loại: Tiểu thuyết kinh dị, tâm lý
Cách đây vài năm, hẳn không ít người biết về tấm ảnh “cưới ma” đầy ma mị trên mạng internet nhỉ. Đó là một bức ảnh thoạt nhìn chỉ khiến người ta giật mình bởi màu ảnh cũ kỹ và không khí u ám bao trùm trong đó, nhưng nếu nhìn lâu hơn một chút, có lẽ bạn sẽ hoàn toàn bị ám ảnh bởi đôi mắt của cô dâu trong tấm hình đang trợn ngược lên – đó là biểu hiện cái chết của người bị treo cổ; và cả cô gái này cũng không có bàn tay phải, chân thì không chạm đất, nét mặt lại kỳ dị vô hồn… Tương truyền rằng, nếu một đôi nam nữ nào vào ngày chủ nhật đi chụp ảnh tại nơi diễn ra lễ cưới ma trong ảnh, thì ắt hẳn sẽ có một người nhắm mắt và một người mở mắt. Ai mở mắt người đó sẽ chết trước!
Thú thật, tấm ảnh ấy đã ám ảnh mình khá nhiều ngày, đặc biệt là khi cái tật xấu “càng sợ lại càng tò mò muốn tìm hiểu” mà mình đã bắt đầu đọc truyện Cưới Ma của Chu Đức Đông - quyển sách cho chúng ta góc nhìn rõ hơn, cũng như giải thích kỹ càng hơn về tục lệ minh hôn giữa người sống và người đã khuất trong tấm ảnh đó, thì mình lại càng thêm “phát điên” vạn phần!
Cưới Ma là một quyển sách khá kỳ lạ, nó không đi sâu vào những câu chuyện giựt gân sợ hãi, mà nó đánh mạnh vào những góc khuất khó gọi tên trong tâm hồn mỗi người, đó có thể là nỗi ích kỷ, sự hèn nhát, cũng có thể đó là lòng tham lam, sự xấu xa… Chỉ biết rằng, đến với Cưới Ma, Chu Đức Đông đã khơi gợi ra hết tất cả những tâm tính đó, cho chúng ta thấy rõ nhất, cái gì là tình yêu thật sự; cái gọi là “lời thề non hẹn biển mãi mãi” có thể kéo dài được đến bao lâu; người nằm bên gối chúng ta, trong giờ phút sinh tử, sẽ lựa chọn hy sinh bản thân để kéo dài sự sống cho mình, hay sẽ không chút suy nghĩ giành lấy cơ hội sống đó, dẫu phải đẩy chúng ta đến trước cửa chết…
Bối cảnh của Cưới Ma diễn ra rất bình thường, nhưng chính vì bình thường, nó lại càng làm ta thêm sợ hãi. Không cần bạn phải lạc vào một khu rừng vắng, không cần bạn phải mò xuống căn hầm tối mịt mù giữa đêm khuya, không cần bạn phải dũng cảm đi vào một căn nhà hoang đã nhiều năm không có người ở mới có thể gặp ma, mà ngay chính lúc bạn đang nằm ngủ say trên giường của nhà mình, bạn cũng có thể bị “ai đó” kéo sập giường xuống, mang bạn đi đến một “thế giới” khác... Hoặc như những món đồ second-hand mà bạn từng mua (trang phục, giường chiếu, bàn ghế, kệ tủ, quyển sách…), ẩn chứa trong những món đồ sang tay ấy, rất có thể là một câu chuyện cũ kéo dài mà bạn không hề muốn biết, về một linh hồn đang tạm trú ngụ, về việc món đồ của bạn từng được người đã mất sử dụng chẳng hạn. Nên biết rằng, những món đồ ấy đều ít nhiều mang hơi thở, mang dấu vết của “chủ cũ”. Ai biết được, khi bạn đang ngủ say trên chiếc giường second-hand ấy, nó sẽ làm gì với bạn, nó sẽ mang bạn đi đâu đây?
Cưới Ma chính là vậy đó, chỉ trong những sinh hoạt rất đời thường, chỉ gặp gỡ những người cực quen thuộc, nhưng lại có thể làm dấy lên trong lòng độc giả những nỗi hoảng sợ kinh hoàng mà chúng ta không ngờ tới được! Bạn, đã sẵn sàng, để bước vào câu chuyện tâm linh với tư thế liên tục phải lựa chọn “Mình sống hay người yêu sống - Mình chết hay bạn thân sẽ chết - Mình hy sinh hay gia đình mình phải hy sinh” chưa? Nếu đã sẵn sàng, bắt đầu ngay đi thôi, ma quỷ sẽ không cho bạn nhiều cơ hội để chần chừ đâu…
***
Nói chung đây là truyện ổn của tác giả Chu Đức Đông, mặc dù kết cục hơi nhạt và mở. Sự mở đầu câu truyện khá hồi hộp, gay cấn làm ta liên tưởng đến tâm linh, làm mình ấn tượng tí xíu – mặc dù là hơi miên man, cũng như đem nhiều tình tiết hầu như … không liên quan vào chỉ để kéo dài sự mở đầu của nó, cũng như những tình tiết ấy chỉ để đánh lạc hướng cho người đọc càng thêm liên tưởng đến vụ việc xảy ra chỉ có ở thế giới tâm linh. Cũng vì thế mà nó không làm cho người đọc ấn tượng và cũng là điểm trừ sau này đã đọc hết.
Tựa đề Minh Hôn – Cưới Ma, nhưng mình cảm nhận tác giả như mượn hình tượng của thế lực siêu nhiên để nói về thế lực … sinh vật..!! Thế là mình không còn lời nào để nói về nội dung câu truyên nữa ?).
Mình chỉ thích giai đoạn đầu của tác giả nói về khoảng cách miêu tả âm u, rùng rợn và bí hiểm của câu truyện, khi Lục Lục và Chu Xung nhận được bức ảnh lạ là đám cưới ma, rồi xảy ra sau đó là những sự kiện quái lạ xảy ra liên tiếp mà khó lý giải được, người đọc cùng với Lục Lục trải nghiệm cái cảm giác có ai đó trong ngôi nhà, như đôi mắt quan sát, cùng với không khí âm u buồn bã, một ngôi nhà được mẹ Chu Xung để lại cho hai người. Về sau hai người gặp sự kiện lạ nằm mơ thấy hai người chỉ vì con cá mà người này giết hại người kia, sau đó tỉnh lại hai người mới giật mình.
Nhất là Lục Lục biết tin về vụ việc mất tích của cặp đôi sắp cưới, tên là Thiêm Trúc và Triệu Tĩnh, cô quyết định đi đến quán bar điều tra thông tin của hai người, bất chợt cô gặp người bạn thân của Thiêm Trúc là Thiên Trúc – đây cũng có thể là nhân vật ẩn số nhất trong truyện, cung có thể là nhân vật “thừa”, nhưng tạo cho mình một nhân vật bí hiểm dù nó có thừa hay không. Rồi cả những tình tiết cuộc hẹn tên Mạn, những miêu tả về con cá vàng, đôi mắt vô hình và con sâu hình “bàn trải” thêm vào đã làm nổi bật không giang chiều dài chỉ gỏn gọn trong ngôi nhà cũ kỹ. Dần cái không gian nhỏ ấy chuyển về thị trấn Đa Minh thì …. chấm dứa đề tài siêu nhiên thành thế lực quái vật. Đây cũng có thể nói là chuyển biến hơi … nhảm đối với mình.
KHi đã chết dứt đề tài siêu nhiên bằng cách tác giả dẫn dắt người đọc bằng việc Lục Lục theo dõi Thiêm Trúc bỗng hóa điên trong nhà cô, cũng nói rõ thêm rằng hôm đó Chu Xung đi diễn xa do đó Lục Lục quá nhát gan không dám ở một mình mà bạn thân của cô là Hồ Tiểu Quân đang tắt máy (thực ra là hôm đó Hồ Tiểu Quân đang bước vào thị trấn Đa Minh) nên đa gọi Thiêm Trúc qua chơi, nhưng khi nhắc đến việc ảnh cưới ma thì Thiêm TRúc bỗng điên và chạy đi. Rồi xảy ra việc liên tục về việc có liên quan đến ảnh cưới ma và thị trấn Đa Minh. Rồi kể từ đó không còn sự kiện siêu nhiên nữa. Tác giả viết về thời gian hai cặp đôi trước đó đã mất tích một cách bí ẩn là Thiêm Trúc, bạn trai Triệu Tĩnh, Hồ Tiểu Quân và Trường Thành ra sao, đã trở thành không còn bí ẩn với người đọc nữa, mà dần dần bức màn bí ẩn cũng được vén lên do … chính tác giả chứ không phải nhân vật Chu Xung và Lục Lục tìm ra được.
Cuối cùng là mình cũng bắt buộc phải đọc hết chỉ để kết quả ra sao, nhưng tác giả chỉ để lại kết cục mở khi quai vật Điền Phong chưa chết, để cho người đọc đoán mò hai nhân vật chính Chu Xung và Lục Lục sẽ đối mặt ra sao về sau sau khi hai người chạy thoát được và tìm đến bố mẹ giải cứu họ, rồi nhờ hai người làm chứng trong đồn công an để chỉ huy lực lượng bắt Điền Phong, Điền Phong quyết định là tự tử bằng cách cháy thiêu. Nhưng sau cái chết thiêu của Điền Phong thì Chu Xung và Lục Lục làm đám cưới với nhau, nhưng Lục Lục nhận được lá thư trên mạng của một người từ bên singapo kể về sự tình có một cô gái cũng tên Điền Phong du học đã tự tử chung với bạn trai anh người đó (bố mẹ Điền PHong kể Điền PHong từng du học bên singapo – đồng thời Điền PHong chưa rõ giới tính).
Trong ba tác phẩm: Minh Hôn, 3 – 1 = ?!, và Cánh Cửa thì tác phẩm Minh Hôn là ổn nhất về độ văn phong. Dù là nói ổn, nhưng tác giả Chu Đức Đông vẫn bị dân tình ném đá bởi cách diễn tả bút pháp cũng như tác giả muốn người đọc sợ hãi và gay cấn, thế lực quái vật xen kẽ vào thành một mớ “thập cẩm” các thể loại, cũng may thay tác giả đã không biến nó thành mộ trinh thám khi tác giả nói về giai đoạn mất tích hai cặp đôi, để hai nhân vật chính Chu Xung và Lục Lục khỏi tốn công điều tra (thực tình tác giả cũng có viết về giai đoạn Chu Xung và Lục Lục đi điều tra nhưng thú thực mình chỉ cảm thấy điều tra khá “ngu”, đọc rất bực mình) như các tác giả đa số khác. Mình không thích ăn tạp trinh thám và kinh dị vào nhau bởi cuối cùng do một người “bình thường” gây án mà ra, nó kiểu như lừa người đọc vậy.
Dù vậy, mình cũng đánh giá cao về nhà văn Chu Đức Đông cố gắng làm cho người đọc hồi hộp trong đoạn miêu tả rõ nét hay “bắt” người đọc quay dòng ngược thời gian rồi dần nhận ra sự kinh dị hay biến thành sự hồi hộp và cùng nhau khám phá. Hình như đại đa số các nhà văn Trung Quốc rất thích viết về các “thế lực hắc ám” quái vật hoặc trinh thám hơn là thế lực ma ám (mà có viết thì rất …. là nhảm). Rất khác với văn học của Nhật Bản. Hoặc cũng có thể họ chỉ có thể sáng tác được tới mức đó cũng nên, ít khi nào mình thấy tác giả TRung Quốc đưa ra một câu chuyện tâm linh đặc sắc nào, nếu có đi nữa, về lối chuyện kinh dị tâm linh, thì chẳng ai có thể đi tới nơi tới chốn về kinh dị tâm linh được. Cùng lắm thì cũng chỉ mức ban đầu kể tâm linh cho ghê ghê, về sau trong câu chuyện thì chỉ toàn là “vớ vẩn” và “quái vật” như trong thể loại truyện “Tiên Hiệp” đấu đá với nhau.
Quay trở về đề tài. Mình chỉ thấy hơi hụt hẫng trong giữa truyện và cuối truyện. Dù sao mình cũng không chê trách gì khác, cũng có thể năng lực của tác giá đến thế là cùng hoặc cũng có thể là tác giả thích viết về quái vật hơn như mình tưởng. Vốn dĩ mình là fan bự truyện kinh dị nên có đặt kỳ vọng cao về Chu Đức Đông, nhưng cũng may là ông không biến thành truyện kinh dị của ông thành một truyện kinh dị trinh thám như đa phần các tác giả khác chuyển thành đề tài trinh thám, tiên hiệp và huyền huyễn.
Truyện Minh Hôn dù sao cũng được coi là khá hot trong giai đoạn mới ra, nhưng về sau, tác giả không còn để lại ấn tượng gì nữa, nhất là tác phẩm Cánh Cửa, tác giả cố gắng làm cho người đọc thật hồi hop, không biết có phải là vì càng lúc càng thấy … nhảm, doanh số bán sách giảm mà nhà xuất bản không còn ra mắt nữa hay không?