DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Đường Số 4 Rực Lửa (Hùm xám đường số 4)

Tác giả Đặng Văn Việt
Bộ sách
Thể loại Hồi Ký
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook mobi pdf epub azw3 mp3
Lượt xem 2443
Từ khóa eBook mobi pdf epub azw3 Audiobook Sách Nói mp3 full Đặng Văn Việt Khương Ngọc Đình Hồi Ký Lịch Sử Lịch Sử Việt Nam Văn Học Việt Nam Văn Học Phương Đông
Nguồn Khương Ngọc Đình
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY

Tóm tắt & Review (Đánh Giá) hồi ký Đường Số 4 Rực Lửa (Hùm xám đường số 4) của tác giả Đặng Văn Việt.

Về chiến dịch đã từng là địa bàn trọng điểm của Chiến khu Việt bắc là căn cứ địa chính của chiến trường Bắc Bộ là chiến trường chính trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Trên mặt trận Cao Bắc Lạng, đặc biệt là trên con đường số 4 - “con đường lửa” — quân và dân ta đã chiến đấu với một tinh thần anh dũng và sáng tạo tuyệt vời, lập nên chiến công xuất sắc. Ở đây, cũng đã diễn ra chiến dịch đại thắng quy mô lần đầu tiên của quân đội ta, Chiến dịch giải phóng Biên giới.

Trung đoàn 174 vốn là trung đoàn chủ lực của Cao Bắc Lạng với các đơn vị tiền thân và các đơn vị bạn đã cùng với đồng bào các dân tộc góp phần xứng đáng vào thắng lợi lớn của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến trường kỳ.

Cuốn "Hồi ký Dọc đường số 4 miền Cao Lạng” của đồng chí Đặng Văn Việt đã trung thành ghi lại một phần những sự kiện quan trọng và những giờ phút không bao giờ quên trên chiến trường lịch sử.

***

Đường số 4 là nơi đã diễn ra nhiều chiến công hiển hách trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Những chiến công đó đã được hình thành và phát triển theo sự lớn mạnh từng bước của các lực lượng vũ trang ta. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến (1945-1946), bộ đội Đường số 4 cũng như quân đội cả nước còn non trẻ, ít được huấn luyện, trang bị thô sơ đã tích cực chặn đánh đạo quân nhà nghề của thực dân Pháp được trang bị hiện đại, đã từng cùng quân Đồng minh chiến thắng phát xít Đức, giải phóng nước Pháp nay chuyển sang xâm lược và nô dịch các thuộc địa cũ.

Đến Thu Đông 1947, địch mở cuộc tiến công lên Việt Bắc vói âm mưa thâm độc, đầy tham vọng: Dập tắt cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, kết thúc cuộc chiến trong vòng ba tháng.

Làm theo lời kêu gọi của Bác, được nhân dân cả nước phối hợp, quân và dân vùng căn cứ địa thần thánh đã nhất tề đứng dậy, kiên quyết kháng chiến thắng lợi bằng mọi khả năng, mọi phương tiện, đánh trả liên tiếp các mũi tiến công của giặc. Trận Bông Lau nổi tiếng (30-10-1947) trên Đường số 4 đã gây nhiều tổn thất cho cánh quân chủ yếu của địch do Bô-phrê chỉ huy. Mặt trận Đường số 4 cùng các mặt trận sông Lô và Đường số 3, đã làm thất bại âm mưu chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của Bộ thống soái thực dân, buộc chúng phải chuyển sang thi hành chiến lược: “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt".

Cuộc tấn công Thu Đông 1947 của thực dân Pháp thất bại nhục nhã, nhưng chúng vẫn không từ bỏ ý đồ nham hiểm. Chúng chiếm Đường số 4, đóng hàng trăm đồn bốt, bủa vây vùng biên giới Việt - Trung, chiếm Bắc Cạn, giữ Đường số 3, cắm mũi đao sâu vào giữa căn cứ địa Việt Bắc. Để đánh bại âm mưu của địch trong giai đoạn mới, Trung ương Đảng, Bộ Tổng chỉ huy chủ trương thực hiện phương châm: “Đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung" để đẩy manh chiến tranh du kích và mở chiến dịch lớn dần từng bước.

Cuộc chiến đấu một mất một còn, giành giật từng tấc đất diễn ra vô cùng ác liệt. Đường số 4 là con đường huyết mạch. Thực dân Pháp buộc phải dùng con đường này để vận chuyển và tiếp tế. Mặt trận Đường số 4 được hình thành. Đây là một trong những nơi đầu tiên áp dụng chủ trương chiến lược mới của Bộ Tổng tham mưu. Trung đoàn được bố trí thành đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung. Nhờ vậy, chiến tranh du kích được phát động và phát triển, gây cho địch nhiều thất bại, tạo điều kiện cho chủ lực đánh lớn.

Quân và dân Đường số 4 vận dụng một cách sáng tạo đường lối quân sự của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ đánh nhỏ đến đánh lớn, từ dễ đến khó, tiến hành chiến tranh nhân dân rộng rãi, thực hiện mỗi người dân là một người lính, lấy vũ khí địch diệt địch, bám lấy địch mà đánh, từng bước giành chủ động, chuyển thế và lực giữa ta và địch, đánh đến đâu tổng kết, rút kinh nghiệm đến đó. Nhờ vậy mà trong khoảnh khắc thời gian ba năm (1947-1950), quân và đân Đường số 4 đã làm xoay chuyển gần như đảo ngược tình thế. Hình thức tác chiến phổ biến của chủ lực lúc đầu là phục kích. Trong những năm 1948-1950, đã diễn ra một cuộc đấu trí, đấu lực quyết liệt về chống phục kích và phục kích. Địch tìm trăm phương nghìn kế để đề phòng ta phục kích. Nhưng vỏ quýt dày đã có móng tay nhọn, ta vẫn phục kích nhiều lần, phúc kích ngày càng lớn, trên quãng đường ngày càng dài, trận sau thắng đậm hơn trận trước. Báo chí, đài phát thanh địch đã phải gọi Đường số 4 là “Con đường chết chóc”. Kinh nghiệm của các trận phục kích nói trên không những rất có giá trị hồi đánh Pháp, đánh Mỹ, mà vẫn rất có giá trị sau này đối với quân đội ta.

Trên Đường số 4, còn diễn ra những trận đánh công sự vững chắc và đánh vận động lớn đầu tiên. Quân ta đã tiêu diệt gọn cụm cứ điểm Đông Khê lần thứ nhất. Trận Đông Khê lần thứ hai và trận khới ngòi thành công để thực hiện cách đánh "công điểm, diệt viện” tiêu diệt hai binh đoàn Lơ-pa-giơ và Sac-tông trong Chiến dịch Biên giới lừng lẫy, một chiến dịch giành thắng lợi giòn giã, mở toang cửa ngõ biên giới, mở đầu cho một giai đoạn chiến lược mới, đánh tập trung tiêu diệt lớn, giải phóng nhiều vùng đất đai, trong kháng chiến chống Pháp, cũng như trong lịch sử quân đội ta.

Đồng chí Đặng Văn Việt, tác giả cuốn sách này, vốn là một cán bộ nghiên cứu của Bộ Tổng tham mưu hồi 1947. Sau khi được phái xuống đơn vị, đồng chí là Trung đoàn trưỏng Trung đoàn 28 (Lạng Sơn), sau này là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 174, chủ lực của ba tỉnh Cao-Bắc-Lạng. Đồng chí đã có mặt từ những ngày đầu cho đến những chiến thắng cuối cùng trên trục Đường số 4, đã chỉ huy và đánh thắng nhiều trận phục kích và công đồn nói trên. Bè bạn và cả kẻ địch thường mệnh danh đồng chí là “Đệ tứ quốc lộ đại vương”.

Trung đoàn do đồng chí chỉ huy đã hoàn thành trọn vẹn và xuất sắc nhiệm vụ của mình, đã thực hiện đúng lời dạy của Bác: "Đi dân nhớ, ở dân thương”, "Đã đánh là thắng".

Cuốn sách này, bằng lời văn giản dị, mộc mạc của người lính đã miêu tả được những trang sử hào hùng của Đường số 4 năm xưa, tinh thần chiến đấu anh dũng tuyệt vời của các lực lượng vũ trang, sự đóng góp tận tình, tận nghĩa của đồng bào Cao-Bắc-Lạng, mối tình cá nước thắm thiết quân với dân, sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng bộ các cấp, sự chỉ huy tài tình của Bộ Tổng tư lệnh và các đơn vị. Một số sự kiện, tên người và địa đanh, đã từng được ghi vào sử sách cũng đã nêu được một số nét đặc sắc của nền Nghệ thuật Quân sự Việt Nam.

Tôi thành thực hoan nghênh tác giả và cho rằng đây là một cuốn sách quý, không riêng đối với quân và dân Cao-Bắc-Lạng mà cả đối với quân và dân cả nước.

Ngày 28 tháng 6 năm 1986
Đại tướng HOÀNG VĂN THÁI

***

Chưa đầy 30 tuổi, Đặng Văn Việt là trung tá, chỉ huy một trong các trung đoàn đầu tiên của quân đội, biến đường 4 thành ác mộng với thực dân Pháp. Họ gọi ông là Hùm xám đường số 4.

Hùm xám đường số 4 từng được xuất bản năm 1987 với tên gọi Đường số 4 rực lửa, được đại tướng Võ Nguyên Giáp viết lời tựa và đại tướng Hoàng Văn Thái viết lời giới thiệu.

Đặc biệt, tác giả của nó, đại tá Đặng Văn Việt đã được tặng giải thưởng cao nhất của Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 1999.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: "Ở Đặng Văn Việt, về tài và đức là điều không cần bàn đến: Sáng tạo về quân sự, vững vàng về chính trị và khả năng thể hiện trong văn học thật dồi dào".

Đọc hồi ký chiến trường này, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi thưởng thức những áng văn trữ tình huyền ảo: Sớm tinh mơ ngày 7 tháng 10 vừa nghe tiếng kẻng, chúng tôi đều bật dậy, chạy ra sân tập thể dục như thường lệ. Bây giờ đã cuối thu, núi rừng Việt Bắc còn giăng mù sương sớm, phảng phất làn gió lạnh chớm đông. Bỗng nhiên kẻng báo động dồn dập, đồng thời cả vùng trời Yên Thông rền vang tiếng máy bay địch. Lúc đầu chúng tôi tưởng chỉ là một vài chiếc khu trục Xpít-phai (cổ rụt) lùng sục dọc ngoài tuyến Đường số 3 như mọi lần thường đã xảy ra. Nhưng tiếng động cơ vang dội mạnh mẽ hơn, số lượng máy bay nhiều hơn. Ngồi dưới hầm và hào giao thông, chúng tôi đều chung một ý nghĩ: ‘Bọn Pháp bắt đầu giở trò đây’.”

Và khi nhắc tới chiến trường, lời văn lại sục sôi nhiệt huyết: Từ năm 1953, tôi rời Mặt trận rồi đến năm 1960, tôi chuyến ngành nhận nhiệm vụ khác, không ở quản đội nữa. Năm 1975, qua đài, báo tôi theo dối chiến dịch lịch sử đại thắng mùa xuân từ lúc mở đầu chiến dịch Buôn Mê Thuật cho tới ngày 30 tháng 4, giải phóng Sài Gòn. Nhớ lại thuở trai trẻ ở biên giới Cao - Lạng, bỗng nhiên tôi có cảm giác thật kỳ lạ, cứ như là lịch sử lặp lại vậy. Chiến dịch Biên giới, đòn đánh mở đầu ở Đông Khê đã điểm trúng vào đại huyệt của địch, khiến chúng vỡ bung thế trận, hoang mang, lúng túng rơi vào tình trạng suy sụp, rơi từ sai lầm này đến sai lầm khác, để rồi gánh chịu cái kết quả bi thảm là bỏ tuột một vùng lớn đất đai, rút chạy từ Cao Bằng xuống đến Lạng Sơn, Lộc Bình, Đình Lập, Tiên Yên, cả chiều ngang từ Đình Lập đến Lục Nam. Vẫn chưa yên cơn choáng váng, chiến dịch kết thúc rồi mà vẫn hoảng hốt, chúng vội rút cả Hòa Bình, Lào Cai, mở cho ta cái hành lang xuyên suốt từ Việt Bắc thông vào cửa ngõ Khu 3, tuột vào Khu 4, nối với chiến trường Trung Bộ.”

Ông không phải nhà văn, tất nhiên rồi. Cấp hàm của ông dừng lại ở bậc trung tá. Ấy vậy mà đối phương gọi ông là “Hùm xám đường số 4”, và khi lâm bệnh ở tuổi gần 100, có tới 4 vị tướng tướng quân đội tới tận giường bệnh thăm ông. Phần lới mọi người chỉ biết về ông Đặng Văn Việt qua cuốn hồi ký chứ chưa biết nhiều về cuộc đời thăng trầm của ông.

Trung tá Đặng Văn Việt không trở thành anh hùng nhờ một khoảnh khắc. Ông xuất thân trong một gia đình xuất chúng ở Nghệ An. Bố ông là Đặng Văn Hướng là quan dưới thời nhà Nguyễn, và là Tổng đốc phụ trách Nghệ An. Ông là người sớm đi theo Việt Minh và nhờ ông sớm chỉ thị, trao sắc lệnh mà tránh được cuộc đổ máu khi Việt Minh thực hiện lật đổ Pháp Nhật. Sau đó, ông Hướng được nhận chức Bộ trưởng phụ trách 3 tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh.

Đặng Văn Việt sớm được học hành và tiếp xúc với phương Tây. Ông sử dụng tốt tiếng Anh, Pháp, Latin và Hy Lạp cổ.

Ông Việt là người đã treo cờ Việt Minh rộng 100 m2 tại cửa Ngọ môn, kinh thành Huế trước mũi súng của hàng trăm vệ binh, đánh dấu việc Việt Minh nắm chính quyền tại Huế. Khi đó ông mới 25 tuổi.

Chưa đầy 30 tuổi, ông là trung tá, chỉ huy một trong hai trung đoàn đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam và biến đường 4 trở thành ác mộng với thực dân Pháp. Họ gọi ông là hùm xám đường số 4. Theo thống kê, ông đã đánh thắng 116/ 120 trận, và có vai trò quyết định trong Chiến dịch Biên giới 1950. Tỷ lệ thương vong trong các trận đánh của ông là 1/10.

Sau đó ông đi học nước ngoài, về công tác tại Bộ Xây dựng và Thủy sản. Cuối đời, ông tham gia viết lách. Nhờ đó, chúng ta phần nào được biết về sự nghiệp lẫy lừng của người anh hùng ấy.

Hồi 0g55 phút sáng ngày 25/9/2021, Trung đoàn trưởng Đặng Văn Việt trút hơi thở cuối cùng, hưởng thọ 102 tuổi. Nghĩ về cuộc đời mình, ông có lần chia sẻ, "Đi làm cách mạng là tôi đã chọn, vui có buồn có nhưng vui nhiều hơn buồn; được có, mất có nhưng được nhiều hơn mất. Tôi đã sống một cuộc đời độc lập tự do, không lệ thuộc ai, không nô lệ cho những phù phiếm ham muốn của người đời. Tiền tài, chức tước, sao biển, hưởng thụ, khen thưởng… không làm tôi lo lắng suy nghĩ, vẫn lạc quan vui với đời. Tôi giữ được sức khỏe tốt, nhờ trời Phật, bố mẹ, bản thân...

Nay gần trăm tuổi, tôi vẫn ham làm, ham vui đến nỗi có bác sĩ nói, không biết bao giờ ông Việt sẽ thoát khỏi cuộc đời này bằng lối nào... Tôi đã đạt được ước vọng lớn nhất của người đời là thoát khỏi cảnh lầm than nô lệ, được thấy Đất nước độc lập, tự do, thống nhất, nhân dân ngày càng ấm no hạnh phúc…”

Mời các bạn tải đọc sách Đường Số 4 Rực Lửa (Hùm xám đường số 4) của tác giả Đặng Văn Việt.

 

Giá bìa 106.000

Giá bán

85.000

Tiết kiệm
21.000 (20%)
Giá bìa 106.000

Giá bán

85.000

Tiết kiệm
21.000 (20%)