DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Gọi Em Bằng Tên Anh

Tác giả André Aciman
Bộ sách
Thể loại Tâm Lý Xã Hội
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook pdf
Lượt xem 21359
Từ khóa eBook pdf full André Aciman Đam Mỹ Tiểu Thuyết Tâm Lý Xã Hội Văn Học Mỹ Văn học phương Tây
Nguồn tve-4u.org
akishop
Gọi em bằng tên anh là câu chuyện tình yêu bất ngờ và mạnh mẽ nảy nở giữa thiếu niên 17 tuổi tên Elio với Oliver, một học giả Mỹ là khách trọ mùa hè ở căn biệt thự của ba mẹ Elio tại vùng duyên hải Riviera nước Ý thập niên 1980. Trong những tuần mùa hè sôi động ấy, dòng chảy cuồn cuộn ám ảnh và đam mê bị kìm nén càng làm mãnh liệt thêm tình yêu giữa hai chàng trai trẻ. Cuốn tiểu thuyết đầu tay của André Aciman là một khúc bi ca chân thành và cảm động dành cho tình yêu con người. Một cuốn sách không thể nào quên.
***
André Aciman sinh ngày 2 tháng 1 năm 1951) là một nhà văn người Mỹ. Sinh ra và lớn lên ở Alexandria, Ai Cập, ông hiện là giáo sư nổi tiếng tại Đại học Trung tâm Đại học Thành phố New York, nơi ông dạy lịch sử của các lý thuyết văn học và các tác phẩm của Marcel Proust. Aciman trước đây đã từng dạy viết văn bản sáng tạo tại Đại học New York và văn học Pháp tại Princeton và Bard College.

Năm 2009, ông là nhà văn đặc biệt tại Đại học Wesley.

Ông là tác giả của một số tiểu thuyết, bao gồm cả Call Me by Your Name (chiến thắng trong hạng mục Gay Fiction tại Lambda Literary Award 2007) và một hồi ký năm 1995, Out of Egypt, đoạt giải Whiting Award. Mặc dù ông được biết đến nhiều nhất với tác phẩm Call Me by Your Name, nhưng Aciman đã tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2019, cuốn sách hay nhất của ông là cuốn tiểu thuyết Eight White Nights.

Aciman được sinh ra ở Alexandria, Ai Cập, con trai của Regine và Henri N. Aciman, người sở hữu một nhà máy dệt kim. Mẹ của ông ấy bị điếc. Aciman đã lớn lên trong một gia đình nói tiếng Pháp, nơi các thành viên gia đình cũng thường nói tiếng Hy Lạp, tiếng Anh, và tiếng Ả-Rập.

Cha mẹ ông là người Do Thái Sephardic, có nguồn gốc Thổ Nhĩ Kỳ và Ý, từ những gia đình đã định cư tại Alexandria vào năm 1905. Là thành viên của một trong những Mutamassirun ("nước") cộng đồng của mình, các thành viên trong gia đình của ông ấy đã không thể trở thành công dân Ai Cập. Như một đứa trẻ, Aciman nhầm lẫn tin rằng ông là một công dân Pháp. Ông đã đi học trường của Anh tại Ai Cập.[cần dẫn nguồn] Gia đình ông đã thoát khỏi cuộc di cư và những lần trục xuất từ ​​Ai Cập những năm 1956–57. Tuy nhiên, căng thẳng gia tăng với Israel dưới Tổng thống Gamal Abdel Nasser đưa người do Thái trong một vị trí bấp bênh và gia đình của ông ấy đã rời khỏi Ai Cập chín năm sau đó vào năm 1965.

Sau khi cha ông có quốc tịch Ý cho gia đình, Aciman chuyển đến sống với mẹ và anh trai của mình như những người tị nạn đến Rome trong khi cha ông chuyển đến Paris. Ông ta nhận được một B.A. bằng tiếng Anh và Văn học so sánh từ trường Lehman College năm 1973, và bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ về Văn học so sánh của Đại học Harvard năm 1988.
***
“Gặp sau!” Hai chữ đó, giọng nói đó, thái độ đó.
Trước giờ, tôi chưa từng nghe ai dùng hai chữ “gặp sau” để tạm biệt. Nó có vẻ khắc nghiệt, cụt lủn, xua đuổi, thốt lên với sự bất cần ẩn giấu của những người không quan tâm là sẽ gặp lại hoặc nghe tin về ta nữa hay không.
Đó là điều đầu tiên tôi nhớ về anh, và đến tận hôm nay tôi vẫn còn nghe câu đó. Gặp sau!
Tôi nhắm mắt, nói câu đó, và trở lại nước Ý vào nhiều năm trước, bước dọc con lộ rợp bóng cây, nhìn anh xuống xe taxi, áo sơ-mi xanh dương thùng thình, cổ áo rộng phanh ra, kính râm, mũ rơm, chỗ nào cũng thấy da Đột nhiên anh bắt tay tôi, dúi vào tôi cái ba-lô, lấy va-li ra khỏi cốp xe, hỏi bố tôi có nhà không.
Có thể chuyện đã bắt đầu ở ngay nơi đó, ngay lúc đó:
cái áo, tay áo xắn lên, đôi gót chân tròn của anh thụt ra thụt vào đôi giày vải bạt đã sờn, háo hức muốn thử đi vào lối sỏi dẫn tới ngôi nhà của chúng tôi, vừa bước đi đã vội hỏi, Đường nào ra bãi biển?
Một anh khách trọ hè. Lại thêm một nỗi chán.
Rồi gần như không nghĩ ngợi gì, lưng anh đã quay sang chiếc xe, anh vẫy bàn tay đang rảnh và thốt một câu vô tư Gặp sau! với người hành khách khác trong chiếc xe, rất có thể người này đã chia tiền cuốc xe từ ga tới.
Không thêm tên tiếc hay lời đùa bỡn gì để làm dịu đi cái sự chia ly xáo động, không gì cả. Hai chữ tống tiễn của anh nhanh nhảu, bạo dạn, và cụt lủn – ta có nói gì đáp lại anh cũng chẳng cần.
Bạn thấy đó, tôi nghĩ đây sẽ là cách anh tạm biệt chúng tôi khi tới lúc. Sẽ là hai chữ Gặp sau! ẩu tả, cộc cằn.
Từ giờ tới đó là sáu tuần lễ, chúng tôi sẽ phải chịu đựng anh ta.
Tôi thật là khiếp sợ. Loại sợ không cắt nghĩa được.
Dẫu vậy, tôi có thể học cách thích anh ta. Từ cái cằm tròn trịa cho tới cái gót cũng tròn trịa. Rồi sau vài ngày, tôi sẽ học cách ghét anh ta.
Đây, chính con người có bức ảnh trên tờ đơn đăng ký vài tháng trước đã hiện ra cùng bao nhiêu hứa hẹn cho những mối thân tình chớp nhoáng.
Nhận khách trọ hè là cách bố mẹ tôi giúp các giảng viên đại học trẻ chỉnh sửa bản thảo trước khi xuất bản. Cứ sáu tuần mỗi mùa hè, tôi phải dọn trống phòng ngủ của mình, chuyển xuống căn phòng kế dọc hành lang, căn phòng này nhỏ hơn, xưa là của ông tôi. Trong những tháng mùa đông, khi chúng tôi ở thành phố, nó trở thành căn phòng kho tạm, phòng trữ đồ, cũng như phòng áp mái, nơi có tin đồn là người ông có cùng tên với tôi vẫn nghiến răng trong giấc ngủ vĩnh hằng. Khách trọ hè chẳng phải trả tiền bạc gì, được hưởng mọi thứ trong nhà, và về cơ bản thì được làm bất cứ gì họ ưng, miễn là họ dành chừng một giờ mỗi ngày để giúp ba tôi viết thư từ, và giấy tờ nhiều loại. Họ trở thành người nhà, và sau mười lăm năm như vậy, chúng tôi đã quen với từng cơn mưa bưu thiếp và quà cáp không chỉ vào mùa Giáng sinh mà trải dài suốt năm từ những con người giờ đây hết lòng tận tụy với gia đình tôi, và sẵn sàng đi chệch khỏi lộ trình châu Âu của họ để cùng gia đình mình tạt qua B. một hai ngày, và hồi tưởng về nơi ăn chốn ở xưa.
Lúc dùng bữa thường có hai hoặc ba vị khách khác, có khi là láng giềng hoặc họ hàng, có khi là đồng nghiệp, luật sư, bác sĩ, những kẻ giàu có và nổi danh ghé tới thăm ba tôi khi trên đường tới nhà nghỉ hè của riêng họ.
Thậm chí đôi lúc chúng tôi đón mời một cặp đôi khách du lịch vãng lai vào phòng ăn gia đình, những người này đã nghe nói về căn biệt thự cũ xưa, và đơn giản chỉ muốn ghé qua xem chơi, họ rất đỗi thích thú khi được mời dùng bữa cùng chúng tôi, kể chúng tôi nghe về họ, trong khi dì Mafalda dù được báo vào phút chót vẫn dọn ra những món thường lệ của dì. Ba tôi, một người kín đáo và rụt rè khi một mình, thích nhất là có vài chuyên gia danh giá đang nổi lên trong lĩnh vực nào đó giúp chuyện vãn bằng vài thứ tiếng, trong khi mặt trời hè nóng rẫy cùng một vài ly vang ngọt rosatello1 đẩy con người rơi vào trạng thái lờ đờ khó tránh khỏi. Chúng tôi gọi phần việc đó là chuyện nhàm sau bữa chiều – và qua một dạo, hầu hết các vị khách sáu tuần của chúng tôi cũng vậy.
Có lẽ chuyện bắt đầu không lâu sau khi anh tới, ngay giữa một trong những bữa ăn trưa thê thảm đó. Anh ngồi xuống cạnh tôi, và rốt cuộc tôi nhận ra rằng, dù làn da anh có hơi rám nắng sau ít ngày ở Sicily mùa hè đó, màu da lòng bàn tay anh cũng xanh xao, mỏng mảnh như làn da ở lòng bàn chân, hầu, dưới cánh tay – những chỗ này không bị phơi ra nắng nhiều, gần như màu hồng nhạt, lấp lánh và trơn láng như bụng thằn lằn. Kín đáo, trong sáng, non tơ, giống như màu ửng hồng trên gương mặt một vận động viên hoặc thoáng bình minh sau một đêm giông bão. Bấy nhiêu cho tôi biết nhiều điều về anh mà tôi sẽ chẳng biết hỏi thế nào.
Có lẽ chuyện bắt đầu trong những giờ bất tận sau buổi ăn trưa, lúc mọi người thơ thẩn trong những bộ đồ tắm cả bên trong và ngoài ngôi nhà, thân thể nằm ườn ra khắp nơi, giết thì giờ cho tới khi ai đó rốt cuộc đề nghị chúng tôi xuống chỗ rặng đá để bơi. Họ hàng, anh em họ, láng giềng, bạn, bạn của bạn, đồng nghiệp hoặc đơn giản là bất kỳ ai gõ cửa nhà chúng tôi rồi hỏi mượn sân quần vợt – ai ai cũng được chào mời vào thơ thẩn và bơi và ăn và được dùng cả căn nhà nghỉ, nếu họ ở lại đủ lâu.
Hay có lẽ chuyện bắt đầu trên bãi biển. Hoặc ở sân quần vợt. Hoặc trong lúc chúng tôi đi bộ cùng nhau lần đầu vào cái ngày đầu tiên, lúc tôi được nhờ dẫn anh đi xem nhà và chung quanh, và việc này dẫn tới việc kia, tôi đã đưa anh qua cánh cổng bằng sắt rèn cũ xưa đến tận bãi trống bát ngát ở khu đất heo hút gần với dọc đường ray xe lửa bỏ hoang từng nối B. với N. “Đâu đây có một nhà ga bỏ hoang à?” Anh hỏi, nhìn qua tán cây dưới ánh mặt trời bỏng rát, có thể là đang tìm chuyện để hỏi con trai chủ nhà. “Không, chưa từng có nhà ga nào cả. Con tàu đơn giản chỉ dừng lại thôi.” Anh tò mò về con tàu;
vì đường ray có vẻ hẹp quá. Tôi giải thích rằng đó là con tàu hai toa có phù hiệu hoàng gia. Bây giờ đám du mục gypsy sống trong đó. Từ hồi mẹ tôi còn con gái tới đây nghỉ hè thì họ đã sống vậy rồi. Mấy người đó kéo các toa tàu vào sâu trong đất liền. Anh có muốn xem toa tàu không? “Có lẽ để sau.” Thái độ dửng dưng lịch sự, cứ như anh nhận thấy lòng sốt sắng sai chỗ của tôi nhằm làm vui lòng anh, và đẩy tôi ra xa một cách ngắn gọn.
Nhưng tôi lại đau
...
Mời các bạn đón đọc Gọi Em Bằng Tên Anh của tác giả André Aciman.
FULL: PDF

may-doc-sach

tiki-top-sach-nen-tang-nhat-dinh-phai-doc
thi-tran-buon-tenh
Giá bìa 98.000   

Giá bán

65.660 

Giá bìa 98.000   

Giá bán

65.660