DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Khổng Tử Tinh Hoa

Tác giả Yu Dan
Bộ sách
Thể loại Sách Nói
Tình trạng Sách Nói
Định dạng Sách Nói
Lượt xem 4267
Từ khóa Audiobook Sách Nói mp3 full Yu Dan Best seller Triết học Khổng Tử Văn học phương Đông
Nguồn
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY

[Book NoTe] KHỔNG TỬ TINH HOA – YU DAN

Cũng đã là lần thứ 3 tôi đọc ” khổng tử tinh hoa “ và cũng có những chỉnh sửa tương ứng, âu cũng là để càng ngày càng hiểu thêm về tri thức của tiền nhân ứng với mỗi cột mốc của cuộc đời. Chưa dám có nhận xét gì cho tới thời điểm này, chỉ ghi chú thêm những triết lý sống qua ý hiểu của mình. Mỗi lần đọc là một lần xem lại mình thời gian vừa qua và định hướng mình cho thời gian sắp tới. Cũng như ghi chú thêm cho mình những điều bổ ích hơn vào blog này ! Cám ơn Yu Dan đã bình giảng minh triết của khổng tử cho thế hệ này. Cảm ơn dịch giả đã dịch một cuốn sách thật hay sang tiếng việt để tôi có thể tiếp cận tới những minh triết này.

Qua cuốn sách Yu Dan đã dựa trên Luận Ngữ của Khổng Tử và bằng chính những kiến thức của mình bà đã bình giảng minh triết của Khổng Tử thành những điều gốc rễ trong cuộc sống (đạo). Của trời đất, của bạn bè, của thế nhân, của chí hướng, của nhân sinh … Thật dễ hiểu và sâu sắc.

Phần 1 : Đạo của trời và đất

Những chân lý về thế giới này lúc nào cũng dễ hiểu và giản dị như mặt trời mọc đằng đông vậy và những chân lý mà Khổng Tử mang đến cho chúng ta cũng luôn là những chân lý dễ nắm bắt nhất, dễ vận dụng nhất nhưng có ý nghĩa lớn lao đối với cuộc sống.

“Trời có nói gì đâu ? Thế mà bốn mùa cứ thay nhau, vạn vật sinh hóa”

Về việc trị nước Khổng Tử quan niệm Điều kiện cần thiết để có 1 đất nước thanh bình và một chính quyền ổn định : chỉ có 3 điều kiện vũ khí đầy đủ, lương thực đầy đủ và lòng tin của dân chúng. Nếu thật sự cần bỏ để chọn một thì lòng tin sẽ là sự lựa chọn hàng đầu => nếu không có niềm tin của dân chúng vào quốc gia , quốc gia đó sẽ chẳng còn tồn tại. Điều này ta có thể mở rộng cho các tổ chức, đoàn thể và thậm chí cả gia đình nếu những tổ chức này chỉ sử dụng vật chất để duy trì thì bản chất của nó là niềm tin vào tổ chức còn nếu không đó chỉ là sự duy trì giả dối.

Về hạnh phúc thì Khổng Tử bình : Mọi người hi vọng được sống một cuộc đời hạnh phúc nhưng hạnh phúc chỉ là một cảm giác nó chẳng liên quan gì đến giàu sang hay nghèo túng mà chỉ liên quan đến nội tâm. => Bí mật của hạnh phúc đó là làm thế nào để tìm thấy sự bình yên trong chính tâm hồn mình.

Bàn về nhân cách sống đẹp, một tư cách cao quý trong xã hội Khổng Tử nói: ” Nghèo mà vui đạo giàu mà giữ lễ” tư cách này không chỉ đòi hỏi một người chấp nhận cái nghèo hay hoàn cảnh một cách thản nhiên, không luồn cúi mà còn có hạnh phúc nội tâm êm đềm, sáng tỏ. Mặc dù quyền hành hay phú quý cũng không làm họ kiêu ngạo, bê tha mà họ vẫn tao nhã, lịch sự, vui vẻ và hài lòng.

Về đối nhân xử thế Khổng Tử dặn : Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác, nên suy từ lòng mình ra để biết lòng người. “Thành (Bạn phải là chính mình) – Thứ (Nghĩ về người khác khi làm)- Nhân (Thương,quan tâm người)- Trí (Biết người)” Bạn phải là chính bạn nhưng đồng thời bạn phải nghĩ về người khác. Bàn tay trao tặng hoa hồng bao giờ cũng vương lại mùi hương. Cho có thể mang lại nhiều hạnh phúc hơn là nhận.

Nếu bạn muốn mình tiến bộ, thì hãy nghĩ làm sao cũng giúp người khác tiến bộ, nếu bạn muốn đạt được chí hướng riêng hãy nghĩ làm sao cũng giúp người khác đạt được chí hướng của họ. Đối xử với người khác như bạn muốn đối xử với chính bản thân mình.

Ai là người quan trọng nhất trên thế giới ? Điều gì là quan trọng nhất trong mọi thứ ? Thời điểm nào là thời điểm quan trọng nhất ? “Trong thế giới này người quan trọng nhất là người đang cần sự giúp đỡ trước mặt mình, Điều quan trọng nhất là giúp đỡ người ấy và thời điểm quan trọng nhất là ngay lúc đó, không thể chần chừ thậm chí chần chờ bất kì một giây phút nào cả”=> nếu bạn có một quan điểm khoáng đạt, bạn sẽ luôn có khả năng giữ các việc vào đúng tầm của nó.

Khổng tử mang lại cho ta những chân lý đơn giản giúp ta phát triển Tâm và Hồn, cho phép ta đưa các lựa chọn đúng đắn trong cuộc đời mà bước đi đầu tiên đòi hỏi ta phải có một thái độ đúng đắn.

Phần 2 : Đạo của tâm và hồn

TA … trong suốt một đời tồn tại, đâu thể tránh khỏi những hối tiếc và thất vọng … điều này xảy đến khi ta của hiện tại không đủ sức mạnh (tri thức và tâm hồn) để thoát khỏi điều của hiện tại. Ở những thời điểm đó ta có thể bị động bởi tri thức nhưng tâm hồn ta vẫn có thể chủ động được qua việc rèn luyện ta có thể thay đổi thái độ của mình khi đối mặt với những trở ngại như vậy. Và bằng đạo của tâm và hồn Khổng Tử hướng cho ta biết cách đối mặt với sự tiếc nuối và giữ lấy một tinh thần thanh thản trong cuộc đời.

Vì ta không thể tránh khỏi những điều hối tiếc trong cuộc đời nên thái độ của ta đối với những hối tiếc ấy là cực kì quan trọng. Biết chấp nhận những phần không vừa ý của cuộc đời và bù đắp những thiếu sót ấy bằng nỗ lực của riêng mình ta sẽ nhận được những tốt đẹp => thay đổi thái độ dẫn ta đến một chất lượng cuộc sống hoàn toàn khác biệt. “Nếu bạn trào nước mắt khi mất mặt trời, bạn cũng sẽ mất luôn cả các vì sao (Tagore)” Nếu bạn không thể chấp nhận được những hối tiếc ấy thì sẽ không thể đón nhận được những điều tốt đẹp hoặc có chăng sẽ gặp những hậu quả hơn nữa trong tương lai.

Gem Gilbert 1 tay vợt nữ danh tiếng người Anh khi còn nhỏ đã trải qua một biến cố rằng mẹ cô vì một biến chứng gì đó mà mẹ cô đã chết trên ghế nha sĩ. Và nỗi ám ảnh tâm lý này đã bám theo cô đến khi cô trở nên nổi tiếng. Có một ngày cô bị đau răng và không thể chịu được nữa, gia đình đã thuyết phục được cô đồng ý khám răng khi mời một nha sĩ về nhà. Nhưng khi nha sỹ chuẩn bị xong dụng cụ khám quay lại thì thấy rằng Gilber đã chết.

Khi có chuyện không may xảy ra, cách xử lý tốt nhất là hãy để nó trôi đi qua càng nhanh càng tốt. Chỉ bằng cách này, bạn mới có thể có nhiều thời gian rảnh rỗi để làm những điều có ý nghĩa hơn, như vậy bạn mới có cuộc sống thoải mái và có nhiều cảm xúc tốt đẹp và bằng cách đó ta có thể sử dụng thời gian và sức lực có giới hạn của mình một cách tối ưu nhất.

Khổng tử nói "Người có nhân, chẳng bao giờ lo rầu; có trí chẳng bao giờ lầm lạc; có dũng, chẳng bao giờ sợ sệt"
Người có nhân là người có trái tim vĩ đại, tràn đầy lòng nhân từ và đức hạnh, có tấm lòng khoan dung và độ lượng, họ không để tâm và không nổi xung lên vì những chuyện nhỏ thế nên họ có thể thực sự đạt được sự yên bình nội tâm và thoát khỏi những nghi ngờ, sợ hãi. Dũng cảm chân chính là "sự tự chủ vượt lên trên người thường"
Nói người có trí chẳng bao giờ lầm lạc là vì chúng ta khổng thể tác động gì lên thế giới bên ngoài; những gì ta có thể làm làm gia tăng năng lực lựa chọn của chính mình. Khi chúng ta biết cách đưa ra các lựa chọn như thế nào, biết cách chấp thuận hay bác bỏ vấn đề, những lầm lạc sẽ chẳng thể xảy đến. Còn khi có đủ dũng cảm và kiên trì bạn sẽ có đủ sức mạnh để vươn mình lên phía trước chẳng bao giờ sợ sệt nữa.Vậy nên nếu bạn đạt được Nhân – Trí – Dũng trong nội tâm hẳn nhiên mọi lo âu, do dự và sợ sệt sẽ tan biết. Và để rèn luyện được là cực kì khó khăn, ngay cả Khổng Tử cũng tự nhận mình chưa thực sự đã đạt được.

Bằng cách đưa ra Nhân – Trí – Dũng Khổng Tử đưa ra các tiêu chuẩn cư xử mà để rèn luyện được ta hãy nghiêm khắc hơn một chút với bản thân, chân thật, khoan dung hơn một chút với những người khác. ( Nhưng đừng nhầm lẫn điều này với ngây thơ, dễ bị người khác thao túng, lợi dụng )

Nếu nội tâm của một người thoát khỏi những lo âu, do dự và sợ sệt, tự nhiên họ sẽ ít than phiền ơn về thế giới xung quanh và năng lực giữ gìn hạnh phúc trong họ cũng sẽ tăng lên => Gia tăng năng lực hạnh phúc của bản thân là điều tốt nhất mà ta có thể học được.

Phần 3 : Đạo với thế nhân

Với xã hội Khổng Tử đưa ra cho chúng ta các nguyên tắc để điều tiết các ta cư xử trong xã hội và mức độ ta tuân thủ các quy tắc ấy, qua đó giúp ta trở thành một người đúng đắn.

Theo Khổng Tử cách ta đánh giá và ra quyết định với các sự vật, sự việc diễn ra phụ thuộc thời điểm và sự kì vọng của ta về điều đó. Ông ủng hộ đức Nhân, sự bác ái khi đối xử với mọi người. Nhưng không phải là một sự khoan dung mù quáng mà phải là sử dụng tình cảm và trí óc ta đúng chỗ cần thiết vì Ông nói “Nên lấy chính trực mà đáp lại sự oán hận, nên lấy điều ân đức mà đáp lại điều ân đức” cho thấy rõ điều đó.

Trong quan hệ đối nhân xử thế hằng ngày ông nói “đi quá xa cũng tồi tệ như đi quá gần” ví như cha mẹ đối xử tốt thái quá với con cái chỉ càng giúp đẩy con cái ra xa hơn, bạn bè thân cận gần gũi nhau quá mức lại thường kết thúc bằng việc làm tổn thương nhau. Vậy làm sao để ta có được “Những mối quan hệ tốt đẹp ?” Đó là biết đâu là ranh giới của mối quan hệ để ta có thể cư xử, gìn giữ, phát triển nó.

Ví như trong mối quan hệ bạn bè, khi ta thấy bạn mình làm điều gì sai trái, hãy cảnh báo và can gián bằng thiện chí, nhưng nếu họ thực sự không lắng nghe thì hãy thôi. Đừng nói gì thêm nữa, nếu không chỉ làm tổn thương cả hai mà thôi. Sự độc lập và một khoảng cách tôn trọng là thiết yếu đối với phẩm giá của một cá nhân. Nó phải được duy trì, cho dù là giữa những người thân yêu nhất. Kể cả là giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ và chồng cưới nhau đã lâu thì càng phải tôn trọng nhau một cách bình đẳng và hợp lý, duy trì một khoảng cách đủ để mỗi người có một không gian riêng tư cần thiết, một khi khoảng cách tôn trọng bị vi phạm, nó sẽ đi dần đến giai đoạn “quấy rầy” và nó sẽ dẫn đến sự thương tổn, sự thương tổn đó sẽ ngấm ngầm làm sụp đổ trong mối quan hệ của bạn.

Trong công việc hằng ngày Khổng Tử dặn “Nếu mình không có chức vị trong một xứ, thì chẳng cần mưu tính chính sự của nước ấy” hay “Quân tử đối với việc của thiên hạ, không có việc gì cố ý làm, không có việc nào cố ý bỏ, hễ hợp lễ nghĩa thì làm” Cho thấy khi bạn ở vị trí nào hãy làm bổn phận của mình (làm mọi việc của mình thì không cố ý chối bỏ mà không có nguyên do lấy cái lễ và sự công chính mà cư xử ) Và không vượt quá thẩm quyền mà can thiệp vào việc của người khác.

Trong lời nói và hành động hằng ngày Khổng Tử ủng hộ việc hành động hơn. Khi nói và hành động thì Ông khuyên :

“Nên nghe cho nhiều, Những điều mình nghe chẳng tỏ, đừng có nói. Những điều nghe được rõ ràng, nên nói một cách dè dặt.Như vậy người ta ít có dịp mà quở trách mình. “

“Nên thấy cho nhiều. Nếu mình thấy chẳng rõ, có thể nguy hại thì để qua một bên, đừng có làm. Còn những điều mình xét chẳng có hại, mình nên làm một cách dè dặt, như vậy mình ít có dịp phải ăn năn.”

 Nói mà ít bị quở trách, làm mà ít ăn năn, bổng lộc tự nhiên ở đó rồi”

Về việc học Khổng Tử nói “Người đời xưa vì mình mà học đạo,người đời nay vì người mà học đạo” ý muốn nói ta học để hoàn thiện bản thân mình, giúp mình ngày một trở nên tốt đẹp hơn chứ không phải học vì người khác, vì muốn chứng tỏ mình, vì muốn lấy lòng người khác. Khi mà ta tôn trọng tri thức thì ta học để hoàn thiện tinh thần mình (học từ sách vở, từ xã hội, học từ sinh ra cho tới lúc chết đi ) từ đó chúng ta sẽ học được khả năng nắm giữ hạnh phúc. Trước hơn hết hãy học để trở thành một công dân trung nghĩa có đức và có tri thức sau đó hãy đi tìm vị trí của mình trong xã hội và vai trò của mình trong cuộc sống. => Mục tiêu của việc học là hoàn thiện tiến trình tìm kiếm vị trí và hoàn thiện chính mình.

Nếu có thái độ lạc quan tích cực, có sự hiểu biết đúng về những ranh giới và những giới hạn của việc đối xử với người khác, chúng ta có thể trở thành dạng người mang lại hạnh phúc cho mọi người.

Trong lời nói chúng ta phải suy nghĩ thật cẩn trọng; trong lời nói trong hành động, chúng ta phải suy xét đến hậu quả. Đây là điều quan trọng nhất trong mọi sự tương tác của chúng ta. => làm được đó là sự hòa nhã

Phần 4 : Đạo bằng hữu

Bạn bè hết sức quan trọng, kết giao được với một người bạn tốt là bắt đầu một chương mới đẹp đẽ trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Họ giống một tấm gương khi nhìn vào họ ta có thể thấy khiếm khuyết của bản thân mình.

Có ba loại bạn có ích và có thể giúp đỡ ta :

Bạn ngay thẳng: ngay thẳng ở đây là chính trực, thiện lương, công bằng => tính cách của họ sẽ ảnh hưởng đến bạn, sẽ mang đến cho bạn lòng can đảm khi bạn nhút nhát và sự quả quyết kiên cường khi bạn do dự

Bạn tín nghĩa, trung thành và đáng tin cậy : họ chân thành và tử tế trong cách cư xử với người khác, họ không bao giờ giả dối. => họ sẽ mang đến cho bạn sự dễ chịu, yên tâm và an toàn. Họ thanh lọc và nâng cao tinh thần của ta.

Bạn có kiến thức, nghe nhiều học rộng : kiến thức và kinh nghiệm của họ sẽ giúp bạn có được lựa chọn đúng đắn và phù hợp với mình khi mình bị dao động trước một vấn đề. => từ họ ta có thể tìm thấy nhiều điều mình cần và học được nhiều bài học hữu ích.

Và có 3 loại bạn có hại cho mình :

Bạn giả dối là loại người hai mặt : Họ trông rất vui vẻ và ngọt ngào trước mặt bạn, rạng rỡ khi đưa ra lời khen ngợi và nịnh nọt. Nhưng sau lưng bạn họ sẽ gieo rắc những tin đồn và những lời vu khống đầy ác ý.

Bạn khéo chiều chuộng : Là những kẻ nịnh nọt, a dua, bợ đỡ vô liêm sỉ. Những người này bất kể bạn làm gì cũng nâng theo chiều gió để tán dương, a dua để không làm bạn phật lòng. Lòng dạ của họ không ngay thẳng, không chân thật, họ không quan tâm đến đúng sai họ chỉ quan tâm lấy lòng bạn vì mối lợi nào đó.

Bạn hay xảo mị : là những kẻ hay khoác lác ba hoa. Những người này thường có những lập luận cuốn bạn theo làm bạn không còn biết được phải trái. Ngoài tài ăn nói liến thoắng ra họ chẳng có gì hết chẳng có tài năng hay kiến thức thực sự.

Vậy làm sao ta có thể nhận diện được đâu là người tốt, kẻ xấu để kết giao ?

Để có thể làm được điều đó ta phải trau dồi “Nhân” và “Trí” của bản thân mình. “Nhân” giúp ta có một trái tim nhân hậu, ân cần, sẵn lòng thân thiết với con người và có khao khát muốn kết bạn. ” Trí ” cho ta khả năng phân biệt. Và khi đã kết giao được với bạn tốt rồi thì bạn tốt giống như một chất xúc tác để ta cảnh giác với bản thân mình để hoàn thiện tính cách đạo đức, gia tăng sự tu dưỡng và làm giàu thêm bản ngã của mình.

Việc chọn bạn bè bao hàm cả việc lựa chọn một cách sống. Bạn bè mà ta kết giao trước hết sẽ phụ thuộc vào chính tâm trí và sự tu dưỡng của ta; rồi sau đó là vào nhóm bạn bè của riêng ta dù là bạn bè có lợi hay có hại trong cuộc sống.

Phần 5 : Đạo của chí hướng :

“Có một người đàn ông cảm thấy bất hạnh trong cuộc đời mình nên ông tới gặp bác sĩ tâm thần và nói rằng : Mỗi ngày tôi đều sợ cảm giác về nhà sau giờ làm việc, khi đó tôi toàn cảm thấy nghi ngờ và lo sợ, tôi không biết tâm hồn mình đi về đâu, không biết phải lựa chọn gì ? càng về đêm sự sợ hãi ấy càng dâng trào và áp lực ngày càng mạnh đến nỗi tôi không thể chợp mắt được. Nhưng khi đến sáng tôi đi làm và bước vào vai trò chuyên môn của mình, triệu chứng ấy lại biến mất ! nếu điều này tiếp diễn chắc tôi điên lên mất ? Bác sĩ đưa ra lời khuyên cho ông : có một diễn viên hài kịch nổi tiếng trong thành phố, mọi người tới xem ông ấy đều phá lên cười và quên đi muộn phiền, ông hãy tới xem ông ấy biểu diễn thử xem liệu có ích gì không ? rồi chúng ta sẽ điều trị tiếp. Người đàn ông không nói gì, nhìn thẳng vào bác sĩ, nước mắt lưng tròng, khó khăn nói : Tôi chính là diễn viên hài ấy đây “

Thành công trong nghề nghiệp chuyên môn của chúng ta không hẳn là ý hướng thực sự của ta. Chúng ta có thể rất thành công trong sự nghiệp và ta nghĩ rằng đó chính là ý hướng của chính mình. Nhưng khi đó, ta còn bao nhiêu chỗ trống cho những khao khát tinh thần ? Chúng ta còn bao nhiêu khoảng trống bên ngoài vai trò của ta, để chúng ta thực sự biết đến tâm hồn mình ? Đây chính là gốc rễ của sự hoang mang và mất phương hướng mà nhiều người gặp phải khi bước ra khỏi vai trò nghề nghiệp chuyên môn của mình.

Chí hướng mà Khổng Tử muốn nói tới sẽ không ràng buộc ta ở nghề nghiệp của mình mà là hướng đến niềm hạnh phúc tinh thần. Mà đạt được cái chí hướng, mục tiêu đó chúng ta phải có một xuất phát điểm bình dị, đơn giản nó tiếp cận được suối nguồn và kho chứa hạnh phúc bên trong ta. Từ đó khám phá được các giá trị cá nhân của riêng mình. Bắt đầu bằng việc hiểu những khao khát tinh thần của bản thân sau đó mới vạch ra những kế hoạch lớn lao hoặc đưa ra những chí hướng cao rộng giúp ích cho đời mà vẫn hướng đến niềm hạnh phúc tinh thần đó mới là trọn vẹn. Cái chí hướng đó thể hiện ở “Kẻ sĩ “ trong lý tưởng của Khổng giáo.

Vậy nên hãy xây dựng cho chúng ta sự hiền minh trong tâm hồn, được đặt nền tảng trên sự hiền minh đến từ sự tự-nhận-thức. Sự trong sáng và chân lý từ minh triết của Khổng Tử sẽ giúp ta có can đảm để nuôi dưỡng tâm hồn mình và nhận ra rằng những gốc rễ của mọi ý hướng và mục tiêu của ta đều được tìm thấy nơi sâu thẳm bên trong ta.

Phần 6 : Đạo nhân sinh :

6 giai đoạn trong cuộc đời Khổng Tử vẽ ra một bức tranh nhân sinh để cho ta muôn đời suy ngẫm

  • Ta, mười lăm tuổi để trí vào sự học :
    • Chẳng ai tự nhiên sinh ra đã thông hiểu đạo lý và việc cần làm khi ta còn thời niên thiếu tìm một sự mà ta đam mê, cố gắng tầm theo học nhưng học thì phải biết suy nghĩ như khổng tử nói ” Học mà chẳng chịu suy nghĩ, thì chẳng được thông minh. Suy nghĩ mà chẳng chịu học thì lòng dạ chẳng yên ổn ” Thông qua việc học và suy nghĩ, từ kinh nghiệm và luyện tập ta sẽ dẫn tiến bộ về trí tuệ và cả trực quan đây là hành trang để ta bước kế đến bước hai trong tu đạo nhân sinh của mình.
  • Ba mươi tuổi vững chí mà lập thân :
    • Là thời điểm mà ta có thể đạt được trạng thái thống nhất, nơi mà mọi điều chúng ta đã học trở thành của riêng ta. Là giai đoạn ta bắt đầu xây dựng sự tự tin nội tâm, nó không phải là sự đối lập với cái bên ngoài mà nó tạo ra một sự hài hòa, giúp nâng cả cái bên trong và cái bên ngoài. Là giai đoạn mà ta đánh giá cuộc đời mình dựa vào các tiêu chuẩn bên trong của Tâm và Hồn, để xác minh xem đã bắt đầu đạt được nội quan sáng rõ, điềm tĩnh không vội vã => qua đó ta đạt đến một trạng thái có thể tự tin giải quyết những công việc của chính mình.
  • Bốn mươi tuổi thì tâm trí sáng suốt, hiểu rõ việc phải trái, chẳng còn nghi hoặc
    • Từ giai đoạn lập thân đến giai đoạn chẳng còn nghi hoặc chúng ta không ngừng tiếp nhận từ thế giới : kinh nghiệm, của cải, mối quan hệ, danh tiếng .. càng như vậy thì ta càng nghi hoặc và bối rối. Nên trong giai đoạn này ta cần phải rèn cho mình sự buông bỏ, loại ra những điều mà tâm hồn ta thực sự không cần đến. Nếu không làm được ta chẳng khác nào là nô lệ cho chính đống tài sản vật chất và tâm hồn ta đã thu nạp vào. Biết loại bỏ người ta không muốn làm bạn, từ chối việc ta không muốn làm, không màng đến tiền tài mà ta không muốn kiếm => chỉ vậy ta mới có thể thực sự giải thoát bản thân khỏi những nghi hoặc. Đó cũng chính là ý tưởng được trình bày trong học thuyết “Trung dung” đó là sự chừng mực đúng đắn mà một sự vật được tạo ra.
  • Năm mươi tuổi thì biết mệnh trời.
    • Biết mệnh trời là hướng theo số mệnh ta đạt đến sự hoàn hảo nội tâm nó quan trọng hơn nhiều so với việc ta cứ trách móc, áp đặt những mệnh lệnh của mình lên người khác và xã hội. => từ đó ta sẽ tạo ra được một hệ thống các giá trị của bản thân, nội tâm bạn sẽ tràn ngập một sức mạnh điềm tĩnh, thực tế và ta có thể sử dụng sức mạnh ấy với mọi sự tương tác với bên ngoài. => đạt đến trạng thái “không oán trời và không trách người” , “vạch ra một ranh giới rõ ràng của cái bên trong và cái bên ngoài” hiểu được sự vẻ vang cùng sự hổ thẹn.
  • Sáu mươi tuổi thì hiểu thông, thấu đáo những gì nghe được.
    • Khi đã đạt qua được giai đoạn tri thiên mệnh. ta sẽ đạt được năng lực cao nhất khi biết tôn trọng người khác, có thể hiểu lập luận đằng sau mọi vấn đề, có thể nghe hiểu mọi điều bằng tinh thần cởi mở, biết đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu điều họ nói.
  • Bảy mươi tuổi, trong tâm dầu có muốn sự chi cũng chẳng hề sai phép tắc lễ nghi.
    • Là khi mà nội tâm ta phát triển đến mức thuần thục mà làm chẳng cần để tâm

Ta. Nếu sống được một đời nhân sinh như Khổng Tử thì thật đáng mơ ước, và còn gì mong chờ hơn thế.

Ta . Nếu thấm nhuần minh triết của khổng tử thì còn sợ gì một đời này không hạnh phúc, an bình mà thậm chí sẽ hạnh phúc,an bình viên mãn và trọn vẹn.

***

Tóm tắt & Review sách Khổng Tử tinh hoa – Vu Đan

Mục lục

  • 1. Giới thiệu tác giả
  • 2. Giới thiệu tác phẩm
  • 3. Mục lục
  • 4. Tóm tắt nội dung sách Khổng Tử tinh hoa
    • Phần I: Đạo của trời và đất
    • Phần II: Đạo của tâm và hồn
    • Phần III: Thế đạo
    • Phần IV: Đạo bằng hữu
    • Phần V: Đạo của chí hướng
    • Phần VI: Đạo nhân sinh
  • 5. Cảm nhận và đánh giá sách Khổng Tử tinh hoa

1. Giới thiệu tác giả

Vu Đan là người Bắc Kinh, được sinh ra trong một gia đình truyền thống có cha là nhà nghiên cứu văn học cổ Trung Quốc nên bà nghiện đọc sách từ nhỏ. Bà là thạc sĩ văn học cổ điển Trung Quốc, tiến sĩ ngành Điện ảnh – Truyền hình. Hiện giờ, bà là giáo sư, trợ lý giám đốc Viện Nghệ thuật và Truyền thông, Chủ nhiệm Khoa Điện ảnh và Truyền hình của Trường Đại học Bắc Kinh. Bà nổi tiếng trong việc dàn dựng và viết bài cho các chương trình truyền hình bởi vì sự xuất sắc của mình trong lĩnh vực này. Vu Đan đã được tặng nhiều danh hiệu Giảng dạy ưu tú của thành phố Bắc Kinh.

2. Giới thiệu tác phẩm

Các tác phẩm của Vu Đan được nhiều người săn đón thế nên Khổng Tử tinh hoa không phải ngoại lệ. Cuốn sách đã được bán ra hơn 10 triệu bản trên thế giới.

Khổng Tử tinh hoa được viết dưới tầm nhìn của một nhà nghiên cứu thông thái chứ không phải là một người sùng kính như nhiều học giả khác, chính vì vậy, cuốn sách giúp chúng ta thấy được những chân lý mà Khổng Tử muốn truyền đạt luôn là những chân lý dễ nắm bắt nhất, giúp ta tận hưởng một cuộc đời phong phú và trọn vẹn nhất.

3. Mục lục
  • Phần I: Đạo của trời và đất
  • Phần II: Đạo của tâm và hồn
  • Phần III: Thế đạo
  • Phần IV: Đạo bằng hữu
  • Phần V: Đạo của chí hướng
  • Phần VI: Đạo nhân sinh
4. Tóm tắt nội dung sách Khổng Tử tinh hoa Phần I: Đạo của trời và đất

Trời và đất tách ra làm đôi, không phải theo cách một vật thể cứng gãy thành đôi, mà là một sự tách rời từ từ của hai bản chất: bản chất dương nhẹ nhàng, thuần khiết bay lên, trở thành bầu trời, bản chất âm nặng nề chìm xuống, trở thành mặt đất.

Bầu trời là nơi của chủ nghĩa lý tưởng, ở đó chúng ta tự do, thoát khỏi mọi sự ràng buộc của luật lệ và những trở ngại của thế giới hiện thực; còn chủ nghĩa hiện thực ngự trị trên mặt đất, để ta giữ vững đôi chân ở thế giới hiện thực.

Phần II: Đạo của tâm và hồn

Trong cuộc đời, ai cũng sẽ gặp những điều khó khăn, những chuyện không may. Nhưng những điều đó không là gì nếu nếu nội tâm bạn thoát khỏi những lo âu, do dự và sợ sệt, tự nhiên bạn sẽ dễ dàng vượt qua những điều không mong muốn đó và ít than phiền hơn về thế giới xung quanh, không những thế năng lực gìn giữ hạnh phúc trong bạn cũng sẽ tăng lên. Gia tăng năng lực gìn giữ hạnh phúc của bản thân là điều tốt nhất mà chúng ta có thể học được.

Phần III: Thế đạo

Nếu bạn xây dựng được một thái độ lạc quan và tích cực, có sự hiểu biết đúng về những ranh giới và những giới hạn của việc đối xử với người khác, với những thứ xung quanh, bạn có thể mang lại hạnh phúc cho mọi người. Khi ấy, từ hạnh phúc riêng của chúng ta sẽ trở thành một nguồn năng lượng lan tỏa đến những người chung quanh, đem lại cuộc sống tràn ngập niềm vui, tiếng cười hạnh phúc cho gia đình, bạn bè, thậm chí cho toàn xã hội.

Phần IV: Đạo bằng hữu

Xung đột và đấu tranh là một phần không thể thiếu của mỗi người. Thay vì đấu tranh với những người khác, tốt hơn là bạn nên đấu tranh với chính bản thân mình. Hãy nhớ rằng, kẻ thù lớn nhất của bạn là chính bạn, từ đó phải biết đấu tranh để tìm những hướng đi mới để hoàn thiện bản thân mình. Và trong giai đoạn ấy, bạn phải kết bạn với những người bạn tốt, điềm tĩnh và suy nghĩ thực tế. Họ sẽ giúp bạn nhận ra nhiều điều, vượt qua sự cám dỗ, đạt được sự thoải mái và thư giãn.

Phần V: Đạo của chí hướng

Tất cả chúng ta đều muốn tìm những điểm cố định của cuộc đời mình để có thể có một điểm xuất phát cho hành trình dài phía trước. Đạo “chí hướng” sẽ mang lại cho bạn xuất phát điểm cố định và có thể tiếp cận được, một suối nguồn và kho chứa niềm hạnh phúc bên trong.

Phần VI: Đạo nhân sinh

Học về Luận Ngữ của Khổng Tử, về bất kỳ kinh điển nào, về kinh nghiệm của những bậc hiền nhân, nhà thông thái xưa, sau cùng đều có chung một mục đích là làm cho cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa hơn dưới ánh sáng hiền minh của họ. Nhờ đó, bạn có thể rút ngắn con đường phải đi, giúp bạn bắt đầu suy nghĩ và cảm nhận, phát triển lòng nhân ái và sự bao dung càng sớm càng tốt.

5. Cảm nhận và đánh giá sách Khổng Tử tinh hoa

Khổng Tử tinh hoa không chứa những từ ngữ cao siêu khó hiểu. Những gì ta có thể học từ Khổng Tử không nặng nghi thức như Đạo giáo hay Phật giáo, không phải học thuyết Khổng Tử đầy khuôn phép của các học giả, nhà bác học mà đây chỉ là những bài học, những chân lý giản dị mà mỗi người đều có thể tiếp nhận. Những chân lý đó đi vào lòng người tự nhiên nhất như nó có sẵn trong tâm ta và được khai sáng. Dù thời thế thay đổi như thế nào đi nữa thì những giá trị tinh túy nhất của Khổng Tử luôn mãi sống với thời gian.


may-doc-sach

thi-tran-buon-tenh
tiki-top-sach-nen-tang-nhat-dinh-phai-doc
Giá bìa 48.000   

Giá bán

38.500 

Giá bìa 48.000   

Giá bán

38.500