DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Ngũ Hồ Chiến Sử

Tác giả Chu Hiển
Bộ sách
Thể loại Lịch sử - Quân sự
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook mobi pdf epub azw3
Lượt xem 3093
Từ khóa eBook mobi pdf epub azw3 full Chu Hiển Tiểu Thuyết Dã Sử Văn Học Phương Đông
Nguồn ebookdep

akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY

Tóm tắt & Review (Đánh Giá) tiểu thuyết dã sử gũ Hồ Chiến Sử của tác giả Chu Hiển.

Ngũ Hồ Chiến Sử một lần nữa đưa bạn đọc đến với những chặng đường lịch sự đầy dũng mãnh với những nét đặc trưng của thể loại dã sử, quân sự hoành tráng. Truyện nói về đại thế của thiên hạ phân lâu tất hợp, hợp rồi lại phân.

Triều đại nhà Hán từ lúc Hán Cao Tổ chém rắn trắng, dựng cờ khởi nghĩa, thống nhất thiên hạ. Sau lại được Hán Quang Vũ Đế trùng hưng, truyền đến đời Hiến Đế thì phân chia thành tam quốc Ngụy, Thục, Ngô. Tam quốc đỉnh lập, chia ba thiên hạ được sáu mươi năm thì quy về họ Tư Mã, lập nên nhà Tấn, thiên hạ thái bình, đến khi họ Tư Mã suy bại, xảy ra loạn bát vương, Ngũ Hồ quật khởi. Hai mươi lăm năm sau, người Hung Nô vây hãm Trường An, hoàng đế Tư Mã Nghiệp ra hàng. Họ Tư Mã dời về Giang Tả, cùng người Hồ phân chia thiên hạ, lập nên nhà Đông Tấn.

Quận Thanh Hà thuộc về Mạc châu, thời Xuân Thu thuộc nước Tấn, thời thất quốc thì thuộc Triệu, đến khi Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ, cải thành Cự Lộc quận, về sau Hán Cao Tổ lại đổi Cự Lộc quận thành Thanh Hà quận, Thanh Hà quận có tổng cộng mười bốn huyện, là một quận quan trọng thời Tần, đến thời Hán lại là quận nắm đầu mối tin tức. Quận Thanh Hà tuy lớn như thế nhưng huyện Thanh Hà lại chỉ là một huyện nho nhỏ.

Truyện hứa hẹn đưa bạn đọc đến với nhiều cảm xúc thăng trầm khi trải nghiệm tác phẩm đặc sắc này.
***
 

Review Truyện Ngũ Hồ Thập Lục Quốc

Kumarajiva của mềnh khi trưởng thành bị cuốn vào đúng thời kỳ Ngũ Hồ Loạn Hoa này của TQ, vậy Ngũ hồ Loạn hoa hay Ngũ hồ thập lục quốc là thời kỳ nào ở Trung Quốc

Thời Tây Tấn [265-316], triều Tấn thống nhất Trung Quốc, đóng đô tại Lạc Dương ; Ngũ Hồ cư ngụ tại phía bắc và tây biên thuỳ, đối với vương triều Tấn, vị trí ở thế bao vây nửa bên trên. Do Tấn triều hủ bại, quan lại tham ô tàn độc, gây cuộc nội loạn 8 Vương tranh giành xâu xé [Bát Vương loạn 291-306] ; thừa dịp 5 dân tộc Hồ rầm rộ khởi binh, sử gọi là Ngũ Hồ Loạn Hoa, mở đầu cho thời đại hỗn loạn mệnh danh Ngũ Hồ Thập Lục Quốc.

Ngũ Hồ Thập Lục Quốc khởi đầu năm 304, khi Lưu Uyên thành lập nước Hán Triệu, Lý Hùng lập nước Thành Hán ; rồi kết thúc năm 439 lúc nước Bắc Nguỵ diệt Bắc Lương. Phạm vi phía bắc lên đến vùng sa mạc Hoa Bắc, phía nam đến lưu vực sông Hoài tỉnh Hà Nam, phía đông đến Liêu Đông, phía tây đến Tứ Xuyên cùng Tây Vực. Nhiều dân tộc vào làm chủ Trung Quốc ; chủ yếu có : Hung Nô, Yết, Tiên Ty, Đê ; gọi chung là Ngũ Hồ. Trong phạm vi nêu trên, những ngoại tộc này cùng lúc hoặc tiếp tục lập ra nhiều quốc gia ; sau đó nhân Sử gia Thôi Hồng thời Bắc Nguỵ thu thập sử liệu, chọn 16 nước tiêu biểu soạn bộ sách Thập Lục Quốc Xuân Thu, nên người đời sau gọi là 安祿山安祿山. 16 nước (5 Lương, 4 Yên, 3 Tần, 2 Triệu, 1 Thành Hán, 1 Hồ Hạ) gồm : Thành Hán, Tiền Triệu, Hậu Triệu, Tiền Lương, Tiền Yên, Tiền Tần, Hậu Yên, Hậu Tần, Tây Tần, Hậu Lương, Nam Lương, Tây Lương, Bắc Lương, Nam Yên, Bắc Yên, và Hồ Hạ. Nay tóm lược mỗi nước như sau :

1. Thành Hán, do Lý Hùng người dân tộc Đê mở nước năm 304. Dân tộc Đê từ thời Tần đến thời Tấn phân bố tại các tỉnh Cam Túc, Thiểm Tây, Tứ Xuyên ; ngoài Thành Hán ra, các vua Tiền Tần, Hậu Lương đều thuộc dòng tộc Đê. Nước Thành Hán bàn cứ tại vùng Tứ Xuyên, và một phần Vân Nam, Quí Châu ; định đô tại Thành Đô, mất bởi nhà đông Tấn năm 347.

2. Tiền Triệu, do Lưu Uyên người gốc Hung Nô sáng nghiệp năm 304 ; khu vực thống trị tại các tỉnh Hà Bắc, Sơn Tây, Thiểm Tây, Cam Túc, Hà Nam hiện nay. Bấy giờ nhà Tấn năm Quang Hy thứ nhất [306], vua Huệ Đế mất, Tư Mã Sí kế vị, niên hiệu Vĩnh Gia ; Lưu Uyên sai bọn Thạch Lặc mang binh xâm lăng phương nam, mấy lần đánh phá quân Tấn, thế lực Tiền Triệu càng thêm hùng mạnh. Năm 311, thời Lưu Thông nối ngôi, lại sai bọn Thạch Lặc mang quân đánh Tấn, diệt 10 vạn quân Tấn tại Bình Thành [Hà Nam], rồi đánh vào kinh đô Lạc Dương, bắt vua Hoài Đế ; giết Vương, Công, sĩ, dân hơn 2 vạn người ; sử gọi là “ Vĩnh Gia chi loạn ”. Sau loạn này, tập đoàn thống trị nhà Tấn di cư xuống phương nam, đóng đô tại Nam Kinh, kiến lập nhà Đông Tấn. Tiền Triệu truyền qua 4 đời vua, năm 329 bị Hậu Triệu Thạch Lặc diệt.

3. Hậu Triệu do Thạch Lặc, người dân tộc Yết, sáng nghiệp năm 319. Dân tộc Yết tồn tại không lâu trong lịch sử Trung Quốc ; nó là một chi nhánh của Hung Nô, cuối cùng lớn mạnh, tiêu diệt Hung Nô. Thạch Lặc xuất thân là bộ hạ nhà Tiền Triệu, năm 319 tự xưng là Triệu Vương, năm 329 tiêu diệt Tiền Triệu. Thời cực thịnh chiếm cứ vùng đất thuộc các tỉnh Hà Bắc, Sơn Đông, Thiểm Tây, Giang Tô, An Huy, Cam Túc, Hồ Bắc, Liêu Ninh ; lập đô tại Tương Quốc [Hà Bắc] rồi dời đến Nghiệp [Hà Bắc]. Năm 351 bị Nhiễm Nguỵ diệt.

4. Tiền Lương : sau loạn Bát Vương [291-306] Lương Vương Trương Quỹ tiếp tục giữ lãnh thổ, rồi truyền cho con cháu. Tuy chịu phong bởi nhà Đông Tấn, nhưng hai bên xa cách đến hàng vạn dặm, nên thực chất là chính quyền cát cứ. Tiền Lương thống trị khu vực thuộc các tỉnh Cam Túc, Ninh Hạ, Tân Cương ; định đô tại Cô Tang thuộc Cam Túc. Năm 376 bị Thiên vương Phù Kiên nhà Tiền Tần mang 13 vạn quân kỵ, bộ tấn công, Tiền Lương diệt vong.

5. Tiền Yên do Mộ Dung Hoàng Quang người Tiên Ty sáng nghiệp năm 337. Tiên Ty khởi nguồn từ bộ tộc Đông Hồ, phân bố tại cao nguyên Mông Cổ, phía bắc Trung Quốc. Thời Tần Hán bị Hung Nô Mạo Đồn đánh bại, bèn chia làm 2 bộ phận rút lui đóng tại các núi Ô Hoàn và Tiên Ty, rồi lấy tên núi thành tên bộ tộc. Nước Tiền Yên thống trị khu vực Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Đông, Sơn Tây, Thiểm Tây, Cam Túc, Liêu Ninh, An Huy, Giang Tô. Định đô tại Long Thành thuộc tỉnh Liêu Ninh, rồi dời đến Nghiệp tại Hà Bắc ; năm 370 bị diệt bởi Tiền Tần Phù Kiên.

6. Tiền Tần do Phù Kiện, dân tộc Đê, sáng nghiệp năm 351 ; thống trị vùng đất rộng lớn phía bắc sông Dương Tử gồm các tỉnh Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Đông, Sơn Tây, Thiểm Tây, Cam Túc, Ninh Hạ, Liêu Ninh, An Huy, Giang Tô, Tứ Xuyên, Quí Châu, Hồ Bắc ; định đô tại Trường An [Thiểm Tây]. Đến đời Thế tổ Phù Kiên, mở mang phương nam đối đầu với nhà Đông Tấn ; năm 383 giao chiến tại trận Phì Thuỷ [đông nam huyện Thọ, tỉnh An Huy], bị thảm bại. Trong trận này 8 vạn quân Đông Tấn do Tạ An chỉ huy, đã chiến thắng hơn 80 vạn quân Tiền Tần do Phù Kiên đích thân chỉ huy. Năm 385, Phù Kiên bị Diêu Trướng giết, Tiền Tần diệt ; Diêu Trướng lập nên nhà Hậu Tần.

7. Hậu Yên do Mô Dung Thuỳ, dân tộc Tiên Ty, sáng nghiệp năm 384 ; định đô tại Trung Sơn [Định Châu, Hà Bắc], thống trị khu vực thuộc các tỉnh Liêu Ninh, Hà Bắc, Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nam. Bị Bắc Yên diệt năm 407.

8. Hậu Tần : Sau khi Phù Kiên thất bại tại trận Phì Thuỷ trở về kinh đô Trường An. Một quí tộc thuộc bộ tộc Khương 2 tên Diêu Trướng xưng Vương tại Bắc Địa [huyện Phú Bình, Thiểm Tây] ; năm 385 giết Phù Kiên, chiếm kinh đô Trường An rồi định đô tại nơi này ; quốc hiệu là Đại Tần, sử gọi là Hậu Tần. Khu vực thống trị gồm các tỉnh Thiểm Tây, Cam Túc, Hà Nam. Truyền đến đời Diêu Hoằng, năm 417 bị tướng nhà Đông Tấn là Lưu Dụ [sau lên ngôi vua, tức Tống Vũ Đế] diệt.

-9. Tây Tần do Khuất Phục Quốc Nhân, người Tiên Ty, sáng nghiệp năm 385. Quốc Nhân nguyên là Trấn Tây Tướng quân, dưới quyền Phù Kiên. Sau khi Phù Kiên bại trận tại Phì Thuỷ, bèn tự chủ cát cứ, định đô tại Kim Thành [Lan Châu, Cam Túc], thống trị phía đông Cam Túc. Đến đời Khuất Phục Mộ Mạt kế vị, rút lui về Nam An [Cam Túc] bị quân nước Hạ vây, Mộ Mạt ra hàng, nước bị diệt năm 431.

10. Hậu Lương do Lữ Quang người Đê dựng nước năm 386. Lữ Quang là tướng lãnh nhà Tây Tấn, từng lập công lớn tại Tây Vức. Sau trận Phì Thuỷ, Phù Kiên bị giết ; Lữ Quang vào chiếm Lương Châu, thiết lập Hậu Lương đóng đô tại Cô Tang [Vũ Uy, Cam Túc]. Thống trị vùng Tân Cương, Cam Túc. Đến đời thứ 4, Lữ Long thế suy ; lại bị các nước Nam Lương, Bắc Lương, Hậu Tần liên tiếp xâm bức ; Lữ Long bèn hàng nhà Hậu Tần, nước mất năm 403.

11. Nam Lương do Ngốc Phát Ô Cô người Tiên Ty sáng nghiệp năm 397 ; định đô tại Cô Tang [Vũ Uy, Cam Túc], thống trị vùng đất Cam Túc, Tân Cương. Năm 414 hàng nhà Tây Tần, nước bị diệt.

12. Tây Lương do Lý Cảo dân tộc Hán sang nghiệp năm 400 ; định đô tại Đôn Hoàng, thống trị phía nam Cam Túc. Đến đời cháu là Lý Tuân bị nước Bắc Lương diệt năm 421.

13. Bắc Lương do Mông Tốn dân tộc Hung Nô sáng nghiệp năm 397; định đô tại Trường Dịch [Cam Túc]. Thống trị vùng Cam Túc, Tân Cương; năm 439 bị Bắc Nguỵ diệt.

14. Nam Yên do Mộ Dung Đức dân tộc Tiên Ty sáng nghiệp năm 398 ; định đô tại Quảng Cố [Thanh Chu, Sơn Đông]. Thống trị vùng Sơn Đông, Hà Nam. Năm 405 Mộ Dung Đức mất, con người anh là Mộ Dung Siêu nối ngôi. Năm 409 Lưu Dụ tướng nhà Đông Tấn bắc phạt; bắt được Siêu đem giết, nước Nam Yên bị diệt.

15. Bắc Yên do Mộ Dung Cao Vân dân tộc Tiên Ty giành chính quyền Từ Hậu Yên năm 407, định đô tại Hoà Long [Liêu Ninh]. Thống trị khu vực Hà Bắc, Liêu Ninh ; năm 436 bị Bắc Nguỵ đánh, thế không chống cự nổi nên vua tôi chạy trốn sang Cao Ly, nước Bắc Yên mất.

16. Hồ Hạ do Hách Liên Bột Bột dân tộc Hung Nô sáng nghiệp năm 407, định đô tại Thống Vạn [Thiểm Tây] ; ngự trị vùng Thiểm Tây, Cam Túc, Nội Mông Cổ. Đến đời con Hách Liên Xương bị Bắc Nguỵ đuổi xuống Thượng Bang [Thiên Thuỷ, Cam Túc] phương nam, rồi đến năm 428 Bắc Nguỵ vây hãm Thượng Bang, Liên Xương bị bắt. Riêng em là Hách Liên Định chạy đến Bình Lương [Cam Túc], tự xưng là Hoàng đế nước Hạ, bị nước Thổ Cốc Hồn 3bắt năm 439 rồi trao cho Bắc Nguỵ

***

Ngũ Hồ Chiến Sử Hậu Ký

 

Toàn văn hoàn thành nhưng tôi vẫn có cảm giác bất ổn, một năm sau vẫn cảm thấy một đoạn chuyện xưa này còn có nhiều chỗ chưa hài lòng.

Trong đó điểm làm tôi suy nghĩ nhiều nhất chính là tính nhân văn của bản thân.

Chuyện xưa cuối cùng cũng chỉ là chuyện xưa, câu chuyện này dựa vào hình tượng người anh hùng của Hồ nhân – Thạch Lặc, hư cấu mà thành, trong cách hành văn đã phải sửa đổi, thêm thắt rất nhiều nhân vật, sự kiện trong lịch sử.

Quyển sách dựa vào bối cảnh lịch sử Nam – Bắc triều Đông Tấn. Trong lịch sử Trung Quốc không có giai đoạn nào mà mâu thuẫn dân tộc được đẩy lên cao độ như giai đoạn này, Hồ - Hán tranh đấu so với thời Nguyên, Thanh thì còn khốc liệt gấp mấy lần.

Mâu thuẫn được nảy sinh giữa nhân tính và đại nghĩa của dân tộc.

Kiếp người trong mâu thuẫn là một kiếp người đầy bi kịch, cũng giống như Tiêu Phong dưới ngòi bút Kim Dung.

Vương Tuyệt Chi nhìn đời bằng nửa con mắt, so với Tiêu Phong thì tự tại hơn, song đối mặt với mâu thuẫn trước mặt thì lại cảm thấy xấu hổ, không chịu công nhận sự thật, cuối cùng phải đánh với anh hùng Thạch Lặc, người mà hắn kính nể trong lòng.

Khi tôi chưa hoàn thành bản thảo thì bằng hữu đã hỏi tôi rằng, cuối cùng tôi an bài kết quả trận đánh của Vương Tuyệt Chi và Thạch Lặc như thế nào.

Tôi đã lắc đầu, nói rằng tôi không biết, để cho đám bạn hữu của tôi tự an bài kết quả.

Trận quyết chiến giữa hai nhân vậy này hiển nhiên không thể nào tránh khỏi. Nguyên nhân chủ yếu không nằm ở sự phân biệt Hồ - Hán cũng như mối thù giết cha giữa Vương Tuyệt Chi và Thạch Lặc, mà bởi vì Vương Tuyệt Chi là người thẳng thắn, hắn muốn khiêu chiến một Thạch Lặc siêu việt hơn cả bản thân mình là để vượt qua chính mình, vì trong tiềm thức của hắn, hắn không thể đánh thắng được Thạch Lặc. Thế nhưng kết quả trận chiến này tôi lại không thể nào hạ bút được, tôi không muốn thấy bất cứ ai trong hai người tham gia cuộc chiến đó phải chết.

Có một số việc ta làm không thể nào thu phát như tâm, cho dù Vương Tuyệt Chi có tuyệt kỹ “Kháng Long Hữu Hối” có thể thu phát chiêu thức tùy ý thì khi gặp cao thủ có võ công tuyệt đỉnh như Thạch Lặc cũng phải toàn lực xuất kích, bởi vì trận quyết đấu này chính là sinh tử chiến, kết quả nhất định chỉ có một: Cuối cùng phải có một người chết đi.

Thực ra trong cuộc sống của chúng ta, có một số việc cũng tương tự như vậy, không thể nào thu phát như tâm, nếu đã không thể nắm bắt được, hà cớ gì phải theo đuổi.

Thạch Lặc chết.

Vương Tuyệt Chi chết.

Thạch Lặc, Vương Tuyệt Chi đều chết!

Thạch Lặc, Vương Tuyệt Chi đều sống!

Nếu để lựa chọn thì mỗi người sẽ có đáp án của trận chiến này khác nhau. Trong bốn kết quả ở trên thì tôi không thể lựa chọn bất cứ kết quả nào có thể thỏa mãn suy nghĩ của tôi cả. Có lẽ suy nghĩ của đa số mọi người đều cầu mong hai người anh hùng này có thể sống sót, nhưng đó cũng chỉ là ước mong mà thôi, không phải là sự thật.

Nếu thế giới này đã đa dạng nhiều màu sắc như vậy, vì sao lại phải cưỡng cầu một kết quả? Tôi muốn trong lòng các bạn luôn tồn tại một câu chuyện xưa. Một câu chuyện xưa cũng có nhiều màu sắc như thế giới của chúng ta.

Hè năm 1999

Chu Hiển.

Mời các bạn tải đọc sách Ngũ Hồ Chiến Sử của tác giả Chu Hiển.

 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000