DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY

Tóm tắt & Review (Đánh Giá) dã sử Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa (Bộ 8 Tập) của tác giả La Quán Trung & Tử Vi Lang (dịch).

Văn hóa Trung hoa là một nền Văn hóa cố cựu vào bậc nhất hoàn cầu. Văn minh Trung quốc là nền Văn minh đã trải qua hơn bốn ngàn năm. Văn học nghệ thuật do đó, được phong phú vô cùng.

Trong lãnh vực Văn chương, nhà phê bình lỗi lạc nhất Trung hoa đã lựa được bảy Văn phẩm, kiệt tác gọi là “Thất Tài tử thư”. Theo thứ tự thời gian đó là:

1. Nam Hoa Kinh của Trang Tử

2. Văn Ly Tao của Khuất Nguyên

3. Sách Sử Ký của Tư mã Thiên

4. Thơ Đường Luật của Đỗ Phủ

5. Truyện Thủy Hử của Thi Nại Am

6. Tiểu thuyết Tây Sương Ký của Vương Thực Phủ

7. Truyện Tam Quốc Chí diễn nghĩa của La Quán Trung (theo truyền thuyết, chưa chắc chắn) .

Trong 7 văn phẩm trên đây, “Tam quốc chí diễn nghĩa” được tôn lên làm “Đệ Nhất tài tử thư”, thì đã rõ giá trị của bộ tiểu thuyết ký sự này. Nó quả bao gồm được hai cái hay: phần tự sự xuất sắc hơn “Sử ký”, phần văn thơ hay không kém “Tây Sương”.

Vì thế, chúng tôi chẳng tỵ hiềm thiển học vô tài, cố gắng dịch ra Việt văn để cống hiến đọc giả. Nhận thấy những bản in chữ đồng tối tân ngày nay không được đầy đủ, sợ có phần “tam sao thất bản”, chúng tôi đã phải lấy hai bộ Tam quốc in bản đá sau đây, rồi đối chiếu từng trang mà dịch: Bộ “Tam quốc chí diễn nghĩa” do nhà “Thiên Bảo thư cục” xuất bản tại Thượng hải năm Dân quốc nhị niên (1912) và bộ “Tam quốc diễn nghĩa” của nhà “Cầm Chương đô thư cục” cũng ở Thượng hải. Hai bộ này chúng tôi may mắn tìm mua được của hai cụ già di cư.

Tuy nhiên, đọc kỹ từng trang, thấy hai bộ này vẫn chưa được... Cũ lắm: Còn thiếu những đoạn, những bài thơ đề mà chúng tôi từng được nghe Nội tổ, Gia nghiêm và các bậc phụ chấp kể hoặc ngâm... hồi dịch giả còn thơ ấu. Các cụ đã đọc một bộ Tam quốc mà chúng tôi không nhớ rõ là xuất bản năm nào, tại đô thị nào bên Tầu chỉ nghe nói là in từ đời nhà Thanh. Bộ này có lẽ là cũ nhất, đầy đủ hơn cả, nhưng giờ đây còn biết tìm ở đâu nữa. Vậy nhớ thêm được chỗ nào, chúng tôi xin ghi thêm. Với trình độ Hán học thấp kém, với cây bút vụng về, chúng tôi chỉ cố gắng tạo cho bản dịch này hai đặc điểm sau đây:

1) Tận dụng tiếng “Nôm”: Chỉ danh từ nào không thể dịch nổi (vì tiếng Nôm không có) chúng tôi mới để nguyên văn Hán Việt. Câu nào hàm súc quá, phải dịch dài hơn nguyên văn (có những bài thơ Ngũ ngôn phải dịch nôm thành Thất ngôn là vì thế). Mục đích là cho hợp với các bạn thanh niên tân học ưa thích cổ văn.

2) Để hưởng ứng công cuộc “thống nhất ngôn ngữ” ba miền hiện nay, chúng tôi lựa dùng đủ âm vận Bắc, Trung, Nam. Thí dụ: Bỏ tiếng “Giời” dùng tiếng “Trời”, bỏ tiếng “vô” dùng tiếng “vào”; “lời nói” thay cho “nhời nói” v.v...

Về phần lời bàn, chúng tôi cũng đã có lần toan viết thêm lời bàn của mình để “luận cổ suy kim”, đem gương người xưa đối chiếu việc đời sau, (cũng như có người đã “bàn Tam Quốc” bằng cách: dùng cái gương chính trị đời nay mà soi rọi tâm cơ nhân vật xưa và giải thích những sự việc đời Tam Quốc). Nhưng rồi chúng tôi... lại thôi. Vì nghĩ rằng: Một áng văn chương có giá trị cao tới bất hủ, tuy có thể sống mãi đời đời... nhưng “bỉ nhất thời, thử nhất thời”, luật Tạo Hóa biến đổi dần dần, thì sự việc cổ kim đâu có giống hệt nhau được? Nhất là lòng người xưa chưa hẳn giống bụng dạ người đời nay. Suy bụng ta ra bụng cổ nhân, e có khi đắc tội. Cho nên chúng tôi cũng chỉ dịch nguyên văn phần “Thánh Thán ngoại thư” của ông Mao tôn Cương, mà không hề thêm thắt, “nói điêu” gì cả.

Ngoài ra, để góp chút không khí tươi vui cho các bạn thanh niên thích truyện cổ, dưới mỗi trang, chúng tôi có mượn lời chú thích của ký giả TH. G mà in vào. Những chữ này hoặc là dịch nguyên văn của Mao Tử và Thánh Thán, hoặc do ký giả TH. G thêm vào, đều chỉ có mục đích gây những nụ cười trên môi các bạn trẻ khi đọc truyện. Trộm nghĩ rằng: Các bậc lão thành nghiêm nghị có để mắt tới những giòng chữ nhỏ ấy, chắc cũng không nỡ chê trách.

Rất mong quý vị túc nho chỉ giáo cho những chỗ khiếm khuyết, dịch giả xin chân thành cảm tạ.

Sài thành, tháng 8 năm 1959

TỬ VI LANG

***

NGUỒN GỐC “TAM QUỐC CHÍ DIỄN NGHĨA”

1) Đời Tam Quốc tức là cái thời gian gần 60 năm trong đó Đế quốc Trung hoa chia làm ba nước, mà ba vị vua đều xưng “Hoàng Đế” cả. Nhưng vì phải kể từ cái nguyên nhân đến những biến cố mở đầu tạo ra thế “ba chân vạc”, nên bộ Tam Quốc phải chép những biến cố từ lúc nhà Đông Hán suy vi cho đến lúc nhà Tấn gồm thâu 3 nước, tức là chép những chuyện từ năm “Trung Bình” thứ I đời Hán Linh đế đến năm “Thái Khang” thứ I đời Tấn Vũ đế (và cũng là năm nhà Tấn thôn tính nốt nước Ngô)

Thời gian này gồm 97 năm.

2) Về sách truyện, trước hết có bộ “TAM QUỐC CHÍ” do Trần Thọ tức Trần thừa Tộ đời nhà Tấn soạn ra. Sách chép tất cả 61 liệt truyện (26 truyện nước Ngụy, 15 truyện nước Thục, 60 chuyện nước Ngô)

Đến đời Tống, vua Văn đế xem bộ “Tam Quốc Chí” thấy còn chưa đầy đủ, mới truyền cho Bùi tùng Chi bổ chú thêm vào. Họ Bùi sưu tầm những câu chuyện sự tích đời Tam Quốc rải rác khắp nơi, rồi ghi thêm vào sách, thành ra có thể đối chiếu khảo chứng rõ ràng. Bộ này gồm 65 quyển và đã được đặt vào hàng chính sử.

3) Những sách, những tuồng kịch về Tam Quốc:

Cũng đời nhà Tống, có những sách bình thoại về Tam Quốc Chí như Thuyết tam phân, Đông kinh mộng hoa lục, Đông Pha chi lâm. Trong bộ Đông Pha chi lâm này có nói: Trẻ con họp nhau nghe kể chuyện cổ tích. Khi nghe kể chuyện Tam Quốc, nghe đến chỗ Lưu Huyền Đức thua, thì ứa nước mắt buồn rầu. Khi nghe đến chỗ Tào Tháo thua thì chúng reo lên vui vẻ.

Đến đời Kim, đời Nguyên, có nhiều vở “tạp kịch” đến sự tích Tam Quốc. Khoảng năm Chí Trị, có họ Ngô khắc bản Tam Quốc Chí với các tượng đồ. Lại có một bộ Tam Quốc Chí gồm 3 quyển thượng, trung, hạ bình thoại những chuyện từ khi Tư mã Ý ra cầm quân đến chỗ tướng tinh Khổng Minh sa xuống Ngũ trượng nguyên là hết. Rồi Quan Hán Khanh viết tuồng “Quan Đại vương đan đao phó hội”; Vương Trọng Văn viết tuồng “Thất tinh đàn tế phong” v.v...

4) “TAM QUỐC CHÍ THÔNG TỤC DIỄN NGHĨA”: Đến đời Minh có một nhà văn đại tài, hình như là LA QUÁN TRUNG tham khảo hết thảy những tài liệu nói trên, rồi viết thành bộ tiểu thuyết ký sự này, đặt tên là “TAM QUỐC CHÍ THÔNG TỤC DIỄN NGHĨA”.

Sách này lúc đầu có bản khắc “Hoằng trị”. Nhưng mà hiếm quá, ít ai có mà đọc, sau này thất lạc hết cả.

Đến cuối đời Minh, có Lý trác Ngô đưa ra một bản “Tam quốc chí Diễn nghĩa” với lời bình điểm. Nhưng sau đó, bị sao đi khắc lại, dần dần sai lạc mất quá nhiều.

5) Bản in TAM QUỐC CHÍ DIỄN NGHĨA ngày nay: Đầu đời Thanh, có Kim nhân Thụy tức Thánh Thán, căn cứ theo bản cũ, sắp xếp thành bộ TAM QUỐC CHÍ DIỄN NGHĨA, gồm 120 hồi.

Đến năm Khang Hi, có Mao tôn Cương tuyên bố tìm được bản cổ, sửa sang đính chính lại, khắc thành bản mới, với lời chú thích và phần phê bình. Phần này bắt chước kiểu Kim Thánh Thán đính chính phê bình “Thủy hử” và “Tây sương ký” cho nên gọi là phần “Thánh Thán Ngoại thư”.

Bản khắc “Tam quốc chí diễn nghĩa” của Mao tôn Cương đó, chính là bản in lưu hành đến ngày nay vậy.

Sau đó một thời gian, bỗng có người tìm được bản cũ nhất, tức là bản khắc Hoằng trị, thấy chia là 24 quyển, có chú thích âm nghĩa hẳn hoi, nhưng không chia thành các hồi gì cả, bản Hoằng trị này chính là bản cũ mà phái Thánh Thán lấy làm căn cứ để đính chính bản in của Lý trác Ngô vậy.

Mời các bạn mượn đọc sách Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa (Bộ 8 Tập) của tác giả La Quán Trung & Tử Vi Lang (dịch).


may-doc-sach

thi-tran-buon-tenh
tiki-top-sach-nen-tang-nhat-dinh-phai-doc
Giá bìa 106.000 

Giá bán

85.000 

Tiết kiệm
21.000  (20%)
Giá bìa 106.000 

Giá bán

85.000 

Tiết kiệm
21.000  (20%)