DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Tương Lai Của Quản Trị

Tác giả Bill Breen Gary Hamel
Bộ sách
Thể loại Quản trị - Kinh doanh
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook mobi pdf epub azw3
Lượt xem 272
Từ khóa eBook mobi pdf epub azw3 full Gary Hamel Bill Breen Quản Trị Ứng Dụng Tham Khảo Lãnh Đạo
Nguồn Duong Kobo
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY

Tóm tắt & Review (Đánh Giá) sách Tương Lai Của Quản Trị của tác giả Gary Hamel & Bill Breen.

Trong thế kỷ qua, chúng ta đã trở thành tù nhân trong những nhà giam quản trị của Thời đại Công nghiệp – nơi làm lãng phí năng lượng, óc sáng tạo và tiềm năng con người. Không chỉ vạch rõ hạn chế đó, Hamel còn tạo ra một tầm nhìn truyền cảm hứng và không thể thiếu đối với tương lai của quản trị - một tầm nhìn nhân văn hơn và có thể giải phóng toàn bộ tiềm năng vốn có trong tất cả chúng ta.

- RICHARD FLORIDA,

Giáo sư khoa Kinh doanh và Sáng tạo, Trường Quản lý Rotman

Gary Hamel hiểu rằng quản trị không phải là một tập hợp những phương pháp thực hành tối ưu cho hiện tại, mà là một hệ thống liên tục tạo ra những đổi mới trong quản trị, nhằm hướng tới sự phát triển vượt bậc, hưng thịnh lâu dài của mỗi tổ chức. Tương lai của quản trị là chiếc chìa khóa giúp chúng ta vượt lên dẫn đầu trong quá trình thích nghi và thay đổi của tổ chức.

- FRANCIS FUKUYAMA,

Giám đốc Chương trình Phát triển Quốc tế, Trường Đại học Johns Hopkins

Tham vọng của Gary Hamel là lập chương trình cho quản trị thế kỷ XXI, và Tương lai của quản trị đã hiện thực hóa tham vọng đó. Với phong cách độc đáo, sự nhạy bén tuyệt vời, cuốn sách này sẽ mở rộng tầm nhìn, đổi mới tư duy, và củng cố khát vọng nỗ lực cùng tổ chức đạt tới những mục tiêu lớn lao của bạn.

- ERIC BEINHOCKER,

tác giả của The Origin of Wealth

***

Có một điều khá bất ngờ là quản trị hiện đại được xây dựng xung quanh các nguyên tắc cơ bản như chuẩn hóa, chuyên môn hóa, hệ thống cấp bậc, mục tiêu đồng nhất, lập kế hoạch, kiểm soát... và những nguyên tắc này đã được đưa ra từ thập niên đầu thế kỷ XX bởi một nhóm nhỏ những nhà quản trị tiên phong thời bấy giờ như Henry Fayol, Lyndall Urwick, Luther Gullick và Max Weber. Trong khi các ngành khoa học khác tiến bộ vượt bật thì khoa học quản trị lại không có nhiều thay đổi trong hơn 100 năm qua! Như vậy, quản trị doanh nghiệp hiện đại có gì bất ổn không?

Chúng ta hãy cùng tham khảo kết quả của một cuộc khảo sát. Năm 2005, công ty tư vấn Towers Perrin thực hiện một cuộc khảo sát đối với 86.000 nhân viên làm việc trong các công ty lớn và vừa tại 16 quốc gia. Họ đã sử dụng các yếu tố để đo lường mức độ gắn bó với công việc của các nhân viên. Những người tham gia được hỏi về mức độ đồng tình với các tuyên bố sau:

• Tôi thật sự quan tâm đến tương lai tổ chức của tôi.

• Tôi tự hào khi nói với mọi người rằng tôi làm việc cho tổ chức của tôi.

• Công việc của tôi mang lại cho tôi cảm giác về thành quả cá nhân.

• Tôi sẽ giới thiệu với bạn bè rằng tổ chức của tôi là một môi trường làm việc tuyệt vời.

• Tổ chức của tôi tạo cảm hứng cho tôi thực hiện công việc tốt nhất có thể.

• Tôi hiểu rõ đóng góp của đơn vị/bộ phận mình vào thành công của tổ chức như thế nào.

• Tôi hiểu rõ vai trò của tôi trong tổ chức liên quan thế nào với các mục đích, mục tiêu và phương hướng chung của tổ chức.

• Tôi sẵn sàng dốc hết nỗ lực để giúp tổ chức thành công.

• Bản thân tôi có động cơ cá nhân để giúp tổ chức của tôi thành công.

Sau khi nghiên cứu, Towers Perrin đi đến kết luận: “Đa số các nhân viên ở tất cả các cấp trong một tổ chức chưa đạt tới mức gắn bó hoàn toàn với công việc của mình.” Theo nghiên cứu này, chỉ 14% nhân viên trên khắp thế giới là gắn bó tha thiết với công việc, trong khi 24% không gắn bó, số còn lại nằm trong nhóm “gắn bó vừa phải”. Nói cách khác, gần 85% những người đi làm trên khắp thế giới – từ Montreal tới Munich, từ Pittsburgh tới Paris, và từ Dublin tới Delhi – đều làm việc dưới khả năng của mình. Đây là một sự lãng phí năng lực con người đáng hổ thẹn! Và vì vậy, cũng dễ hiểu khi hiện nay, nhu cầu tái cơ cấu lại doanh nghiệp hay thay đổi phương thức quản trị doanh nghiệp đang trở nên rất cấp thiết.

Bên cạnh đó, chúng ta lại có một ví dụ khác. Trong lịch sử phát triển của mình, General Electric (GE) thường tự đặt ra câu hỏi “Đâu là thách thức quản lý mới mà nếu nắm vững, chúng ta có thể giành được một lợi thế đặc biệt?”. Tập đoàn thường đặt ra những câu hỏi mới để giải quyết: Làm thế nào chúng ta có thể đưa quản trị trở thành một môn khoa học? Làm thế nào chúng ta có thể đào tạo ra những nhà lãnh đạo xuất sắc? Làm thế nào có thể tăng giá trị cho hàng loạt doanh nghiệp khác nhau? Làm thế nào chúng ta có thể xây dựng một tổ chức phi biên giới? Làm thế nào chúng ta có thể xây dựng một công ty khổng lồ? Mỗi khi GE tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi trên, tập đoàn này thường vượt lên dẫn đầu.

Như vậy, việc đi tiên phong trong đổi mới quản trị có một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Chúng ta có những thách thức lớn nhất mà các công ty phải đương đầu trong thế kỷ XXI là:

1. Đẩy mạnh tốc độ đổi mới chiến lược trong các tổ chức

2. Tiến hành đổi mới trong công việc của mọi người, mọi ngày

3. Tạo ra môi trường làm việc hấp dẫn giúp nhân viên thể hiện hết các khả năng

Với những thách thức này, nhà quản trị cũng phải thay đổi để thích ứng. Ở thế kỷ XXI, nhà quản trị phải học cách gắn kết những nỗ lực của hàng nghìn cá nhân với nhau mà không tạo nên một hệ thống cấp bậc “quan liêu”; kiểm soát chặt chẽ chi phí mà không kìm hãm khả năng sáng tạo của con người; và xây dựng nên các tổ chức mà trong đó tính kỷ luật và quyền tự do không loại trừ lẫn nhau.

Cuốn sách Tương lai của quản trị của hai tác giả Gary Hamel và Bill Breen là cuốn sách hữu ích cho những nhà quản trị muốn xây dựng cho mình một tổ chức hoàn toàn nhân văn và sẵn sàng chờ đón những cơ hội đặc biệt phía trước. Đó là những nhà quản trị 2.0 với tinh thần đổi mới, sẵn sàng khám phá và thách thức các quan niệm quản trị truyền thống đã tồn tại tại từ lâu gây cản trở tư duy sáng tạo; tìm kiếm các nguyên tắc quản lý mới có sức mạnh khai mở và những đúc kết rút ra từ các hoạt động thực tiễn của những kẻ “lệch chuẩn xuất sắc” − các tổ chức có hoạt động quản lý lập dị nhưng hiệu quả!

Tôi thật sự rút ra cho mình được nhiều điều từ cuốn sách này, đặc biệt là mô hình quản lý mạng lưới, tạo điều kiện và cơ hội cho nhân viên phát huy hết năng lực, sở trường của mình. Tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn sách này đến bạn đọc và tin rằng, đây là một cuốn sách có giá trị dành cho những ai muốn trở thành nhà quản trị 2.0!

TS. NGUYỄN TUẤN QUỲNH

Phó Tổng giám đốc Công ty PNJ

Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP. HCM

***

Vào đêm Noel năm 1968, Apollo 8 trở thành vật thể nhân tạo đầu tiên bay theo quỹ đạo mặt trăng. Khi con tàu đang trên hành trình trở về trái đất, con trai của nhân viên kiểm soát mặt đất hỏi cha mình: “Ai đang lái chiếc phi thuyền vậy cha?”. Câu hỏi này được truyền đến phi hành đoàn trên tàu và phi hành gia Bill Anders trả lời: “Chú nghĩ ông Isaac Newton là người lái chính, cậu bé ạ”.

Giống như cậu bé tò mò đó, tôi muốn đưa ra một câu hỏi cho các bạn: Ai đang quản lý công ty của bạn? Có thể bạn sẽ trả lời ngay: “giám đốc điều hành (CEO)” hoặc “nhóm quản lý” hay “tất cả chúng tôi − những nhà quản lý cấp trung”. Câu trả lời của bạn đúng nhưng chưa phản ánh toàn bộ sự thực. Xét trên diện rộng, chính ngay lúc này đây, công ty của bạn đang được quản lý bởi một nhóm các nhà lý thuyết và thực hành đã mất từ lâu, họ là những người đã lập ra các quy định và quy ước cho ngành quản trị “hiện đại” trong những năm đầu thế kỷ XX. Chỉ dụ của họ, vẫn còn dư âm qua nhiều thập kỷ, đã vô hình định hình cách thức công ty bạn phân bổ tài nguyên, lập ngân sách, phân bổ quyền lực, khen thưởng nhân viên và ra quyết định.

Những người sáng lập này có sức ảnh hưởng sâu rộng đến mức công nghệ quản trị của các công ty chỉ khác nhau chút ít. Hầu hết các công ty đều có hệ thống cấp bậc quản lý tương đối giống nhau (một hệ thống bao gồm các phó chủ tịch điều hành, phó chủ tịch điều hành cấp cao và phó chủ tịch). Các công ty này có hệ thống kiểm soát, chính sách nhân sự và phương thức lập kế hoạch giống nhau và đều dựa vào cấu trúc báo cáo và hệ thống đánh giá mang tính đối sánh. Đó là lý do tại sao một giám đốc điều hành có thể nhảy việc từ một công ty sang một công ty khác rất dễ dàng − đòn bẩy và thang chia độ của ngành quản trị trong mọi bộ máy doanh nghiệp đều ít nhiều giống nhau.

Tuy nhiên, không giống như các quy luật vật lý, các quy luật quản trị không phải là những quy luật tiền định và cũng không có giá trị vĩnh cửu − cũng không hữu ích vì bộ máy quản trị hiện đang rên rỉ trước sức ép của trọng tải vượt quá khả năng chuyên chở của nó. Thay đổi nhanh chóng, ưu thế tạm thời, sự gián đoạn về công nghệ, những đối thủ cạnh tranh nổi loạn, thị thường đứt gãy, khách hàng có quyền tuyệt đối, cổ đông bất trị − những thách thức này của thế kỷ XXI đang thử nghiệm giới hạn thiết kế của các tổ chức trên khắp thế giới và đang bộc lộ những điểm hạn chế của một mô hình quản trị không theo kịp thời đại.

Hãy suy nghĩ về những sản phẩm tuyệt vời có tính đột phá trong một vài thập kỷ gần đây đã thay đổi cách sống của chúng ta: máy tính cá nhân, điện thoại di động, nhạc số, e-mail và cộng đồng trực tuyến. Bây giờ hãy cố gắng nghĩ về một đột phá trong thực tiễn quản lý có ảnh hưởng tương tự trong lĩnh vực kinh doanh − bất cứ thứ gì đã thay đổi sâu sắc cách thức điều hành các công ty lớn. Không dễ phải không? Và đây chính là vấn đề.

Ngành quản trị đã lạc hậu. Giống như động cơ đốt trong, quản trị hầu như đã ngừng phát triển, và đây không phải là điều tốt. Tại sao? Bởi quản trị − năng lực tổ chức tài nguyên, lập kế hoạch, lên chương trình công việc và thúc đẩy nỗ lực − có vai trò trung tâm để thực hiện mục đích của loài người. Khi hiệu quả của hoạt động quản trị thấp hơn so với mức độ nó có thể đạt được hoặc cần phải đạt được thì tất cả chúng ta đều phải trả giá.

Yếu tố chủ yếu kìm hãm hoạt động của tổ chức của bạn không phải là mô hình hoạt động, cũng không phải mô hình kinh doanh mà chính là mô hình quản trị của nó. Đó chính là lý do cuốn sách này ra đời. Mục tiêu của tôi là giúp bạn trở thành nhà quản trị tiên phong của thế kỷ XXI; để trang bị cho bạn tri thức giúp sáng tạo lại các nguyên tắc, quy trình và hoạt động quản trị thực tiễn trong thời kỳ hậu hiện đại của chúng ta. Tôi sẽ lập luận rằng chỉ có đổi mới quản trị mới có thể tạo ra ưu thế lâu dài cho công ty bạn và tôi sẽ vạch ra các bước bạn phải thực hiện để trước hết là tưởng tượng, sau đó là tạo lập tương lai của quản trị.

Sau khi đã nói đôi điều về nội dung của cuốn sách, cho phép tôi được nói qua về nội dung mà cuốn sách không đề cập đến. Mặc dù có vô số ví dụ và giai thoại trong các trang tiếp theo của cuốn sách, nhưng cuốn sách này không phải là bản tóm tắt về các phương pháp thực hành quản trị hữu hiệu nhất và cũng không hô hào bạn phải “làm hết và làm y hệt”. Thành thật mà nói, các phương pháp thực hành quản trị hữu hiệu nhất ngày nay cũng vẫn chưa đủ tính ưu việt. Ngay cả những công ty “được ngưỡng mộ nhất” thế giới cũng không có đủ khả năng thích nghi như cần thiết và cũng không có tính đổi mới như khả năng của chúng hoặc không có đủ sức hút đối với mọi người. Tôi cho rằng trong tương lai của quản trị, bạn nên dẫn đầu hơn là làm theo những người khác. Vì vậy, đây là hướng dẫn để tạo lập những phương pháp thực hành tối ưu của ngày mai trong thời buổi hiện nay.

Cuốn sách này cũng không phải là tầm nhìn của một cá nhân về tương lai của quản trị. Mặc dù tôi sẽ chỉ ra cho bạn điều mà tôi tin rằng là một số trong những cơ hội hứa hẹn nhất để sáng tạo lại quản trị, tôi cũng đủ khiêm tốn để biết rằng sức tưởng tượng và tầm nhìn của một cá nhân không thể thay thế cho sức tưởng tượng và quan điểm của đám đông. Do vậy, thay vì cố gắng giới thiệu cho bạn quan điểm của tôi về tương lai, tôi muốn giúp bạn xây dựng quan điểm của riêng mình. Nếu bạn muốn lấy một ví dụ, hãy tưởng tượng một khóa học về tinh thần doanh nghiệp nơi mục tiêu của người hướng dẫn là dạy cho bạn cách lập một kế hoạch kinh doanh thật hiệu quả. Mục tiêu của tôi là cung cấp cho bạn các công cụ tư duy giúp bạn xây dựng chương trình đổi mới quản trị của riêng mình và sau đó đổi mới chính chương trình đó. Tôi có thể là huấn luyện viên và là một người cố vấn dày kinh nghiệm, nhưng tầm nhìn phải là của riêng bạn.

Tuy nhiên, tôi vẫn có một mơ ước. Tôi mơ ước có những tổ chức có khả năng đổi mới tự phát, nơi mà vở kịch về thay đổi không kết thúc bằng một chu kỳ đổ vỡ. Tôi mơ có những doanh nghiệp nơi mà dòng điện chạy trong mọi hoạt động, nơi những người nổi loạn luôn thắng áp đảo những kẻ phản động. Tôi mơ có những công ty thật sự xứng đáng với niềm đam mê và sức sáng tạo của những người làm việc ở đó và khai thác được tốt nhất những gì mà họ phải cung cấp. Tất nhiên, những điều này không chỉ là mơ ước mà chúng còn là những yêu cầu tất yếu. Chúng là những thách thức đòi hỏi sự nỗ lực tối đa để tránh hậu quả thất bại cho bất kỳ công ty nào hy vọng phát triển trong thời kỳ biến động ở phía trước − và chúng chỉ có thể khắc phục được bằng cuộc đổi mới quản trị đầy cảm hứng.

Vì vậy, đây là một cuốn sách cho những con người có mơ ước và những người hành động. Nó dành cho tất cả những ai cảm thấy bị kìm hãm bởi chế độ quan liêu, những người lo ngại rằng “hệ thống” đang làm cho công cuộc đổi mới trở nên ngột ngạt, những người âm thầm tin rằng vị trí thắt nút nằm trên đầu chai, những người băn khoăn tại sao đời sống doanh nghiệp lại làm cho người ta mất hăng hái đến như vậy, những người nghĩ rằng nhân viên thực sự đủ thông thái để tự quản lý mình, những người biết rằng “quản lý”, như cách thức thực hiện hiện tại, chỉ là một rào chắn cho thành công − và muốn làm gì đó để thay đổi thực trạng này. Nếu bạn là một trong những người như vậy, thì xin chào mừng bạn.

Mời các bạn tải đọc sách Tương Lai Của Quản Trị của tác giả Gary Hamel & Bill Breen.

 

may-doc-sach

thi-tran-buon-tenh
tiki-top-sach-nen-tang-nhat-dinh-phai-doc
Giá bìa 188.000

Giá bán

150.400

Tiết kiệm
37.600 (20%)
Giá bìa 188.000

Giá bán

150.400

Tiết kiệm
37.600 (20%)